Giá dịch vụ đại lý tàu biển được pháp luật quy định như thế nào? Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng đại lý tàu biển là bao lâu?
Giá dịch vụ đại lý tàu biển được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 240 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Giá dịch vụ đại lý tàu biển
Giá dịch vụ đại lý tàu biển do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Theo đó, giá dịch vụ đại lý tàu biển do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng đại lý tàu biển là bao lâu?
Theo Điều 241 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định cụ thể:
Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng đại lý tàu biển
Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng đại lý tàu biển là 02 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp.
Như vậy, thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng đại lý tàu biển là 02 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp.
Đại lý tàu biển (Hình từ Internet)
Đại lý tàu biển là gì?
Theo Điều 235 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về đại lý tàu biển như sau:
Đại lý tàu biển
Đại lý tàu biển là dịch vụ mà người đại lý tàu biển nhân danh chủ tàu hoặc người khai thác tàu tiến hành các dịch vụ liên quan đến tàu biển hoạt động tại cảng, bao gồm: việc thực hiện các thủ tục tàu biển đến, rời cảng; ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng bốc dỡ hàng hóa, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng thuê thuyền viên; ký phát vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương; cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm, nước sinh hoạt cho tàu biển; trình kháng nghị hàng hải; thông tin liên lạc với chủ tàu hoặc người khai thác tàu; dịch vụ liên quan đến thuyền viên; thu, chi các khoản tiền liên quan đến hoạt động khai thác tàu; giải quyết tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hoặc về tai nạn hàng hải và dịch vụ khác liên quan đến tàu biển.
Như vậy, đại lý tàu biển là dịch vụ mà người đại lý tàu biển nhân danh chủ tàu hoặc người khai thác tàu tiến hành các dịch vụ liên quan đến tàu biển hoạt động tại cảng, bao gồm:
- Việc thực hiện các thủ tục tàu biển đến, rời cảng;
- Ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng bốc dỡ hàng hóa, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng thuê thuyền viên;
- Ký phát vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương;
- Cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm, nước sinh hoạt cho tàu biển;
- trình kháng nghị hàng hải;
- Thông tin liên lạc với chủ tàu hoặc người khai thác tàu;
- Dịch vụ liên quan đến thuyền viên;
- Thu, chi các khoản tiền liên quan đến hoạt động khai thác tàu;
- Giải quyết tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hoặc về tai nạn hàng hải và dịch vụ khác liên quan đến tàu biển.
Người đại lý tàu biển được hiểu như thế nào?
Tại Điều 236 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định người đại lý tàu biển như sau:
Người đại lý tàu biển
1. Người đại lý tàu biển là người được người ủy thác chỉ định làm đại diện để tiến hành dịch vụ đại lý tàu biển theo ủy thác của người ủy thác tại cảng biển.
2. Người đại lý tàu biển có thể thực hiện dịch vụ đại lý tàu biển cho người thuê vận chuyển, người thuê tàu hoặc những người khác có quan hệ hợp đồng với chủ tàu hoặc người khai thác tàu, nếu được chủ tàu hoặc người khai thác tàu đồng ý.
Theo đó, người đại lý tàu biển là người được người ủy thác chỉ định làm đại diện để tiến hành dịch vụ đại lý tàu biển theo ủy thác của người ủy thác tại cảng biển.
Người đại lý tàu biển có thể thực hiện dịch vụ đại lý tàu biển cho người thuê vận chuyển, người thuê tàu hoặc những người khác có quan hệ hợp đồng với chủ tàu hoặc người khai thác tàu, nếu được chủ tàu hoặc người khai thác tàu đồng ý.
Người đại lý tàu biển có trách nhiệm gì theo quy định?
Căn cứ theo Điều 238 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định trách nhiệm của người đại lý tàu biển như sau:
Trách nhiệm của người đại lý tàu biển
1. Người đại lý tàu biển có trách nhiệm tiến hành các hoạt động cần thiết để bảo vệ chu đáo quyền và lợi ích hợp pháp của người ủy thác; phải chấp hành các yêu cầu và chỉ dẫn của người ủy thác; nhanh chóng thông báo cho người ủy thác về các sự kiện liên quan đến công việc được ủy thác; tính toán chính xác các khoản thu, chi liên quan đến công việc được ủy thác.
2. Người đại lý tàu biển có trách nhiệm bồi thường cho người ủy thác thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Theo đó, người đại lý tàu biển có trách nhiệm tiến hành các hoạt động cần thiết để bảo vệ chu đáo quyền và lợi ích hợp pháp của người ủy thác; phải chấp hành các yêu cầu và chỉ dẫn của người ủy thác; nhanh chóng thông báo cho người ủy thác về các sự kiện liên quan đến công việc được ủy thác; tính toán chính xác các khoản thu, chi liên quan đến công việc được ủy thác.
Người đại lý tàu biển có trách nhiệm bồi thường cho người ủy thác thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?