Ghi nhận 01 ca mắc bệnh bạch hầu có xem là ổ dịch bạch hầu? Bệnh bạch hầu do vi khuẩn nào gây ra?
Nơi ghi nhận 01 ca mắc bệnh bạch hầu có được xem ổ dịch bạch hầu? Bệnh bạch hầu do vi khuẩn nào gây ra?
Ổ dịch bệnh bạch hầu được quy định tại Mục 2 Phần II Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 như sau:
2. Định nghĩa ổ dịch.
Ổ dịch bạch hầu: một nơi (thôn, xóm, đội/tổ dân phố/ấp/khóm/đơn vị…) ghi nhận từ 01 ca bệnh xác định trở lên.
Ổ dịch kết thúc: khi không ghi nhận trường hợp mắc mới trong vòng 14 ngày kể từ ngày ca bệnh cuối cùng được cách ly y tế.
...
Như vậy, nơi ghi nhận 01 ca bệnh bạch hầu thì đã được xem là ổ dịch bệnh bạch hầu.
Tiếp đó, căn cứ Phần I Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 quy định về đặc điểm chung của bệnh bạch hầu như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm B. Bệnh gây ra do vi khuẩn bạch hầu sinh độc tố (Corynebacterium diphtheriae) gồm 4 típ sinh học: Gravis, Mitis, Intermedius và Belfanti. Bốn típ sinh học này chỉ khác nhau về đặc điểm hình thái khuẩn lạc và một số đặc điểm sinh vật hoá học nhưng không có sự khác biệt trong biểu hiện lâm sàng cũng như khả năng lây truyền. Sức đề kháng của vi khuẩn bạch hầu ở ngoài cơ thể rất cao, chịu được khô lạnh, đặc biệt khi được chất nhày bảo vệ. Trên đồ vải như chăn, màn, quần áo, gối có thể sống được 30 ngày; trên cốc, chén, thìa, bát đũa, đồ chơi có thể sống được vài ngày; trong sữa, nước uống sống 20 ngày; trong tử thi sống được 2 tuần. Vi khuẩn bạch hầu nhạy cảm với các yếu tố lý, hoá. Dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp vi khuẩn sẽ bị giết chết sau vài giờ. Nhiệt độ 58 độ C sống được 10 phút và bị giết chết nhanh chóng ở nhiệt độ sôi. Vi khuẩn cũng dễ bị tiêu diệt bởi các hoá chất khử trùng thông thường.
...
Như vậy, bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm B, bệnh bạch hầu do vi khuẩn bạch hầu sinh độc tố gây ra (Corynebacterium diphtheriae).
Nơi ghi nhận 01 ca mắc bệnh bạch hầu có được xem ổ dịch bạch hầu? Bệnh bạch hầu do vi khuẩn nào gây ra? (hình từ internet)
Khi nào được xác định là dương tính bệnh bạch hầu?
Căn cứ tiểu mục 1.3 Mục 1 Phần II Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 thì việc xác định ca dương tính với bệnh bạch hầu được xác định như sau:
(1) Bất cứ người nào (có triệu chứng hoặc không có triệu chứng) có kết quả xét nghiệm nuôi cấy phân lập được vi khuẩn bạch hầu và xác định được độc tố của vi khuẩn bằng xét nghiệm Elek dương tính.
(2) Trong trường hợp không thực hiện được xét nghiệm Elek thì căn cứ vào một trong các kết quả xét nghiệm dưới đây:
+ Nuôi cấy phân lập được vi khuẩn bạch hầu và xác định được gen sinh độc tố của vi khuẩn (gen Tox) bằng kỹ thuật sinh học phân tử;
+ Xác định được gen đặc hiệu của vi khuẩn bạch hầu (Diph) và gen sinh độc tố của vi khuẩn (gen Tox) bằng kỹ thuật sinh học phân tử.
Tất cả người lành mang trùng đều được coi là ca bệnh xác định, phải được ghi nhận, báo cáo và xử lý theo quy định. Báo cáo số lượng, danh sách người lành mang trùng riêng rẽ với ca bệnh xác định có triệu chứng lâm sàng.
Cần làm gì khi có dấu hiệu mắc bệnh bạch hầu hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu?
Căn cứ tiểu Mục 2 Phần III Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 thì khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, cần phải:
(1) Đối với người dân
- Khi có dấu hiệu mắc bệnh/nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế để được cách ly, khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời.
(2) Đối với bệnh nhân
- Tất cả bệnh nhân nghi ngờ, bệnh nhân có thể phải được cho đeo khẩu trang và cách ly ngay tại cơ sở y tế. Tiến hành điều trị đặc hiệu ngay kể cả khi chưa có kết quả xét nghiệm.
+ Ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh có thể cần phải cách ly riêng biệt với ca bệnh xác định. Nếu dịch xảy ra trong trường học thì tất cả học sinh có biểu hiện sốt, đau họng hoặc có các triệu chứng khác nghi ngờ mắc bệnh đều phải nghỉ học và đưa tới cơ sở y tế để quản lý, điều trị và lấy mẫu xét nghiệm.
- Tiến hành lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán xác định trước khi bệnh nhân được sử dụng kháng sinh.
- Các bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm kể cả người lành mang trùng phải được đeo khẩu trang, cách ly, điều trị tại cơ sở y tế theo đúng “Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh bạch hầu” (Quyết định số 2957/QĐ- BYT ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Bộ Y tế).
(3) Đối với người tiếp xúc gần
- Lập danh sách tất cả những người tiếp xúc gần.
- Tổ chức cách ly tại nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe người tiếp xúc gần trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối với ca bệnh. Hướng dẫn người tiếp xúc gần tự theo dõi sức khỏe, khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cán bộ y tế.
- Tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm người tiếp xúc gần để xét nghiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn tả mẹ lớp 5 ngắn gọn? Mẫu bài văn tả mẹ ngắn gọn hay nhất? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?
- Quy định về việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như thế nào? Nội dung của báo cáo?
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?