Gây cháy rừng khi không đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy trong lúc đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng có bị xử phạt hành chính không?
- Chủ rừng có trách nhiệm như thế nào trong việc phòng cháy và chữa cháy rừng?
- Đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng mà không thông báo trước với đội phòng cháy và chữa cháy gây cháy rừng thì có vi phạm điều kiện an toàn về phòng cháy không?
- Đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng mà không thông báo trước với đội phòng cháy và chữa cháy gây cháy rừng bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Chủ rừng có trách nhiệm như thế nào trong việc phòng cháy và chữa cháy rừng?
Căn cứ khoản 2 Điều 53 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư như sau:
(1) Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.
(2) Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng.
(3) Đầu tư trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định.
(4) Bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
(5) Phối hợp với các chủ rừng khác, chính quyền sở tại, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận.
(6) Thực hiện các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
(7) Phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều tra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng.
Đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng mà không thông báo trước với đội phòng cháy và chữa cháy gây cháy rừng bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? (Hình từ Internet)
Đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng mà không thông báo trước với đội phòng cháy và chữa cháy gây cháy rừng thì có vi phạm điều kiện an toàn về phòng cháy không?
Căn cứ khoản 3 Điều 47 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng như sau:
Điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng
...
3. Khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng, người sử dụng lửa phải thực hiện:
a) Biện pháp an toàn phòng cháy và chữa cháy;
b) Không đốt vào những ngày có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV, cấp V. Trong ngày, tiến hành đốt lúc gió nhẹ, vào trước 9 giờ buổi sáng và sau 16 giờ buổi chiều;
c) Trước khi đốt phải thông báo với trưởng thôn, bản, tổ đội phòng cháy, chữa cháy rừng. Trong khi đốt phải bố trí người canh gác, có đủ dụng cụ để dập lửa khi cháy lan vào rừng; sau khi đốt xong phải dập tắt hết tàn lửa.
...
Như vậy, theo quy định trên, trước khi đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng người sử dụng lửa phải thông báo với trưởng thôn, bản, tổ đội phòng cháy, chữa cháy rừng.
Trong khi đốt phải bố trí người canh gác, có đủ dụng cụ để dập lửa khi cháy lan vào rừng; sau khi đốt xong phải dập tắt hết tàn lửa.
Theo đó, hành vi đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng mà không thông báo trước với đội phòng cháy và chữa cháy thì được xem là vi phạm quy định về điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng.
Đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng mà không thông báo trước với đội phòng cháy và chữa cháy gây cháy rừng bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng như sau:
Vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng
Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng, bị xử phạt như sau:
...
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng từ 500 m2 đến dưới 1.500 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 400 m2 đến dưới 600 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 200 m2 đến dưới 400 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 50 m2 đến dưới 100 m2;
đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 6 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về việc áp dụng xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với cá nhân là 500.000.000 đồng; tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với tổ chức là 1.000.000.000 đồng.
...
Như vậy, theo quy định trên, đối với hành vi đốt thực bì gây cháy lan sang rừng mới trồng cây con bên cạnh có diện tích 1000 m2 bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Mức phạt đối với tổ chức sẽ gấp 02 lần đối với cá nhân là từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Bên cạnh đó còn có các biện pháp khắc phục hậu quả như:
(1) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
(2) Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm xảy ra vụ việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?