Gà mắc bệnh tụ huyết trùng gia cầm có tỷ lệ tử vong cao hay không? Tỷ lệ lên tới bao nhiêu phần trăm?
- Gà mắc bệnh tụ huyết trùng gia cầm có tỷ lệ tử vong cao hay không? Tỷ lệ lên tới bao nhiêu phần trăm?
- Để chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng gia cầm ở gà thì có thể lấy những mẫu bệnh phẩm nào để tiến hành thí nghiệm?
- Một số loại thuốc thử và vật liệu thử nào được dùng trong thí nghiệm để chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng gia cầm ở gà?
Gà mắc bệnh tụ huyết trùng gia cầm có tỷ lệ tử vong cao hay không? Tỷ lệ lên tới bao nhiêu phần trăm?
Theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-31:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 31: Bệnh tụ huyết trùng gia cầm quy định về bệnh tụ huyết trùng gia cầm như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1. Bệnh tụ huyết trùng gia cầm (Fowl cholera)
Bệnh truyền nhiễm phổ biến ở gia cầm, do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, thường ở thể nhiễm trùng máu với đặc trưng của bệnh là gia cầm chết nhanh, tỷ lệ chết cao.
CHÚ THÍCH: Pasteurella multocida là vi khuẩn Gram âm, yếm khí tùy tiện, có kích thước (từ 0,2 µm đến 0,4 µm) x (từ 0,6 µm đến 2,5 µm).
...
Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-31:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 31: Bệnh tụ huyết trùng gia cầm quy định về đặc điểm dịch tễ của bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
5.1. Đặc điểm dịch tễ
- Bệnh tụ huyết trùng gia cầm xảy ra ở tất cả các loài gia cầm như: gà, vịt, ngan, ngỗng...
- Gia cầm ở mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm bệnh. Gia cầm từ 3 tháng tuổi đến 4 tháng tuổi bị bệnh nặng nhất;
- Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng hay gặp nhất là lúc thời tiết giao mùa, ở miền Bắc là chuyển từ mùa xuân sang mùa hè và mùa thu sang mùa đông; ở miền Nam là từ mùa mưa sang mùa khô và ngược lại;
- Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ gia cầm ốm sang gia cầm khỏe hoặc lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống, các dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi, …
- Gia cầm mắc bệnh có tỷ lệ chết rất cao có thể lên tới từ 80 % đến 90 %
...
Theo tiêu chuẩn nêu trên thì bệnh tụ huyết trùng gia cầm là bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, thường ở thể nhiễm trùng máu với đặc trưng của bệnh là gia cầm chết nhanh, tỷ lệ chết cao.
Gà mắc bệnh tụ huyết trùng gia cầm có tỷ lệ chết rất cao có thể lên tới từ 80% đến 90%
Ngoài gà ra thì bệnh tụ huyết trùng gia cầm xảy ra ở tất cả các loài gia cầm như: vịt, ngan, ngỗng...
Gà mắc bệnh tụ huyết trùng gia cầm có tỷ lệ tử vong cao hay không? (Hình từ Internet)
Để chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng gia cầm ở gà thì có thể lấy những mẫu bệnh phẩm nào để tiến hành thí nghiệm?
Theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-31:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 31: Bệnh tụ huyết trùng gia cầm quy định về mẫu bệnh phẩm dùng trong việc chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng gia cầm như sau:
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
6.1. Lấy mẫu
Bệnh phẩm bao gồm: máu tim, phổi, gan, lách, xương ống chân.
- Máu tim: dùng bơm, kim tiêm hoặc pipet vô trùng lấy máu tim;
- Mẫu gan, lách, phổi: lấy mẫu vô trùng từ 10 g đến 100 g mỗi loại bệnh phẩm, cho vào từng lọ hay túi ni lon vô trùng riêng biệt, đậy kín;
- Xương ống chân: lấy dao cắt hai đầu khớp, róc sạch thịt.
CHÚ THÍCH: Các dụng cụ lấy mẫu như dao, kéo, panh kẹp phải được sát trùng bằng etanol 70 % (3.9) trước và sau khi lấy mẫu. Bệnh phẩm phải lấy vô trùng ngay sau khi gia cầm chết càng nhanh càng tốt.
Bệnh phẩm phải được bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2 °C đến 8 °C và gửi về phòng thí nghiệm trong vòng 24 h sau khi lấy mẫu kèm theo giấy yêu cầu xét nghiệm có ghi rõ triệu chứng, bệnh tích và các thông tin về dịch tễ.
...
Như vậy, đối với gà có triệu chứng mắc bệnh tụ huyết trùng gia cầm thì người nuôi có thể lấy máu tim, phổi, gan, lách, xương ống chân ở gà làm mẫu bệnh phẩm để làm thí nghiệm chẩn đoán bệnh.
Một số loại thuốc thử và vật liệu thử nào được dùng trong thí nghiệm để chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng gia cầm ở gà?
Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-31:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 31: Bệnh tụ huyết trùng gia cầm quy định về thuốc thử và vật liệu thử như sau:
Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết để phân tích, sử dụng nước cất, nước khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ khi có quy định khác.
3.1. Môi trường nước thịt.
3.2. Thạch máu, là thạch máu cơ bản (pha thạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất) được bổ sung từ 5 % đến 7 % máu cừu, máu bê, hoặc máu thỏ.
3.3. Thạch MacConkey.
3.4. Động vật thí nghiệm, chuột nhắt trắng khỏe mạnh có trọng lượng từ 18 g đến 20 g hoặc thỏ khỏe mạnh có trọng lượng từ 2 kg đến 2,5 kg.
3.5. Nước muối sinh lý (nước muối 0,9 %)
Hòa tan 0,9 g muối natri clorua (NaCl) tinh khiết trong 100 ml nước cất và được vô trùng.
3.6. Bộ thuốc nhuộm Gram (xem Phụ lục A).
3.7. Bộ thuốc nhuộm Giemsa (xem Phụ lục B).
3.8. Nguyên liệu cho xác định các đặc tính sinh hóa (xem Phụ lục C).
3.9. Cồn etanol
...
Theo đó một số loại thuốc thử, vật liệu thử thường dùng trong việc chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng gia cầm ở gà như môi trường nước thịt; thạch máu; thạch MacConkey;...và một số loại thuốc thử và vật liệu thử khác theo tiêu chuẩn nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư có được sử dụng tư cách pháp nhân của mình để tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng không?
- Báo cáo kết quả thực hiện cam kết tu dưỡng rèn luyện của Đảng viên năm 2024? Báo cáo kết quả việc cam kết tu dưỡng rèn luyện?
- Đoàn 759 vận tải thủy có nhiệm vụ chi viện vũ khí cho miền Nam bằng đường biển được thành lập ngày 23 10 1961 do ai làm Đoàn trưởng đoàn 759?
- Tải về mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm mới nhất hiện nay? Giấy cam kết chịu trách nhiệm là gì?
- Mẫu thông báo mời quan tâm dự án đầu tư công trình năng lượng từ 21/11/2024 như thế nào? Tải Mẫu thông báo mời quan tâm?