Gà đông tảo có được xuất khẩu không? Mức xử phạt đối với hành vi xuất khẩu vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu?
Gà đông tảo có được xuất khẩu không?
Theo Điều 7 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định về danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu như sau:
Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu
1. Giống vật nuôi đưa vào Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Giống vật nuôi bản địa mang nguồn gen quý, hiếm;
b) Có tính độc đáo, đặc hữu của Việt Nam.
2. Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Việc cập nhật Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Theo Phụ lục III Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định về danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu như sau:
STT | Tên giống vật nuôi |
I | Giống lợn |
1 | Lợn ỉ |
2 | Lợn mini Quảng Trị |
II | Giống gà |
1 | Gà Đông Tảo |
2 | Gà Hồ |
III | Giống bò |
1 | Bò H’Mông |
2 | Bò u đầu rìu |
Như vậy gà đông tảo là vật nuôi cấm xuất khẩu, nếu có hành vi xuất khẩu gà đông tảo sẽ bị xử phạt.
Gà đông tảo có được xuất khẩu không? (hình từ internet)
Mức xử phạt đối với hành vi xuất khẩu vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu?
Theo Điều 7 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về giống vật nuôi cấm xuất khẩu; trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm như sau:
Vi phạm quy định về giống vật nuôi cấm xuất khẩu; trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm không đúng với nội dung cho phép của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, trao đổi quốc tế giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo không đúng với nội dung cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong hành vi vi phạm sau đây:
a) Trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm mà không được phép của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Xuất khẩu, trao đổi quốc tế giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Như vậy, nếu có hành vi xuất khẩu gà đông tảo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Có thể xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật.
Mức phạt tiền là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP.
Hồ sơ xuất khẩu vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo là gì?
Theo Điều 6 Thông tư 22/2019/TT-BNNPTNT quy định về thành phần hồ sơ xuất khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo như sau:
Thành phần hồ sơ xuất khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo
1. Đơn đăng ký xuất khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Lý lịch giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi xuất khẩu trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bản chính hoặc bản sao chứng thực thỏa thuận hợp tác nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo về giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo.
4. Các văn bản khác có liên quan đến xuất khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi (nếu có).
Như vậy, hồ sơ xuất khẩu vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo bao gồm:
- Đơn đăng ký xuất khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
- Lý lịch giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi xuất khẩu trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bản chính hoặc bản sao chứng thực thỏa thuận hợp tác nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo về giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo.
- Các văn bản khác có liên quan đến xuất khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?