Facebook, Instagram, TikTok, Twitter là gì? Tham gia trang mạng xã hội Facebook, Instagram, TikTok, Twitter cần lưu ý điều gì?

Facebook, Instagram, TikTok, Twitter là gì? Tham gia các trang mạng xã hội này cần tuân thủ quy tắc ứng xử nào? Khi đăng tải, chia sẻ thông tin lên các trang mạng xã hội này cá nhân phải lưu ý điều gì? Mức phạt hành chính hành vi đăng tải thông tin xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của cá nhân trên các trang mạng xã hội Facebook, Instagram, TikTok, Twitter?

Facebook, Instagram, TikTok, Twitter là gì? Tham gia các trang mạng xã hội này cần tuân thủ quy tắc ứng xử nào?

Facebook là gì? Instagram là gì? TikTok là gì? Twitter là gì?

Mạng xã hội là các nền tảng trực tuyến cho phép người dùng kết nối, chia sẻ thông tin, và tương tác với nhau. Hiện nay, có rất nhiều trang mạng xã hội, phổ biến nhất là các trang mạng xã hội như: Facebook, Instagram, TikTok, Twitter, v.v..

Trong đó:

- Facebook là một trong những mạng xã hội trực tuyến lớn nhất thế giới, được ra mắt vào năm 2004 bởi Mark Zuckerberg và các cộng sự tại Đại học Harvard. Đây là nơi mọi người có thể kết nối, chia sẻ thông tin, và tương tác với nhau thông qua văn bản, hình ảnh, video, và nhiều tính năng khác.

- Instagram là một mạng xã hội trực tuyến tập trung vào việc chia sẻ hình ảnh và video. Được ra mắt vào năm 2010 bởi Kevin Systrom và Mike Krieger, Instagram đã nhanh chóng trở nên phổ biến và được Facebook (nay là Meta) mua lại vào năm 2012.

- TikTok là một nền tảng mạng xã hội chuyên về video ngắn, nơi người dùng có thể tạo, xem và chia sẻ các video có độ dài từ vài giây đến vài phút. Ra mắt vào năm 2016 bởi công ty ByteDance (Trung Quốc), TikTok đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng toàn cầu, đặc biệt phổ biến với giới trẻ.

- Twitter (nay được đổi tên thành X vào năm 2023) là một mạng xã hội trực tuyến chuyên về chia sẻ thông tin ngắn và cập nhật tin tức theo thời gian thực. Twitter được ra mắt vào năm 2006 bởi Jack Dorsey, Evan Williams, và Biz Stone. Nền tảng này nổi bật với các bài đăng ngắn gọn gọi là tweets.

(*Thông tin về Facebook là gì? Instagram là gì? TikTok là gì? Twitter là gì? nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo)

Facebook, Instagram, TikTok, Twitter là gì? Tham gia trang mạng xã hội Facebook, Instagram, TikTok, Twitter cần lưu ý điều gì?

Facebook, Instagram, TikTok, Twitter là gì? Tham gia trang mạng xã hội Facebook, Instagram, TikTok, Twitter cần lưu ý điều gì? (Hình từ Internet)

Tham gia các trang mạng xã hội Facebook, Instagram, TikTok, Twitter cần tuân thủ quy tắc ứng xử nào?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021, khi tham gia các trang mạng xã hội Facebook, Instagram, TikTok, Twitter, người tham gia cần tuân thủ những quy tắc ứng xử sau đây:

- Quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật: Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Quy tắc Lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

- Quy tắc An toàn, bảo mật thông tin: Tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin.

- Quy tắc Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội; phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật.

Khi đăng tải, chia sẻ thông tin lên các trang mạng xã hội Facebook, Instagram, TikTok, Twitter, cá nhân phải lưu ý điều gì?

Căn cứ quy định tại Điều 4 Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021 thì khi đăng tải, chia sẻ thông tin lên các trang mạng xã hội Facebook, Instagram, TikTok, Twitter, cá nhân cần lưu ý như sau:

+ Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy;

+ Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác;

+ Không sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

+ Không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo.

Mức phạt hành chính hành vi đăng tải thông tin xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của cá nhân trên các trang mạng xã hội Facebook, Instagram, TikTok, Twitter?

Căn cứ quy định tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) như sau:

Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;
đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền như sau:

Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...

Như vậy, trong trường hợp tổ chức có hành vi đăng tải thông tin xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của cá nhân trên các trang mạng xã hội Facebook, Instagram, TikTok, Twitter mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Trong trường hợp tổ chức có hành vi tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Ngoài ra, tổ chức có các hành vi vi phạm nêu trên buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm đó.

Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với tổ chức vi phạm, trong trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm thì mức phạt hành chính áp dụng đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Mạng xã hội Tải trọn bộ các quy định về Mạng xã hội hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn trend mô hình đồ chơi bằng Chat GPT? Trend tạo ảnh AI đồ chơi? Trend tạo hình đồ chơi bằng Chat GPT?
Pháp luật
Hướng dẫn Prompt tạo ảnh hộp đồ chơi chi tiết? Action figure trend tạo ảnh hộp đồ chơi? Đu action figure trend chuẩn Bộ quy tắc ứng xử?
Pháp luật
Facebook, Instagram, TikTok, Twitter là gì? Tham gia trang mạng xã hội Facebook, Instagram, TikTok, Twitter cần lưu ý điều gì?
Pháp luật
Chính luận Nhận diện phê phán các biểu hiện lệch lạc lệch chuẩn trong xã hội và trên không gian mạng?
Pháp luật
Các nhóm cộng đồng (group) trên mạng xã hội được đặt tên nhóm giống với tên cơ quan báo chí không?
Pháp luật
Mẫu thông báo cung cấp dịch vụ mạng xã hội mới nhất 2025? Tải về mẫu thông báo cung cấp dịch vụ mạng xã hội ở đâu?
Pháp luật
Tam sao thất bản là gì? Tam sao thất bản được hiểu như thế nào? Lan truyền thông tin sai sự thật lên mạng xã hội bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Mạng xã hội được cung cấp tính năng livestream có cần phải được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội không?
Pháp luật
Thế hệ cợt nhả là gì? Thế hệ cợt nhả trend được hiểu thế nào? Đu trend thế hệ cợt nhả chuẩn Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội?
Pháp luật
Người dưới 16 tuổi có được tham gia vào mạng xã hội hay không? Mạng xã hội được phân loại như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mạng xã hội
34 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mạng xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mạng xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào