Đương sự có được cung cấp bản kết luận điều tra không? Bản kết luận điều tra phải được giao cho những người nào?
Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?
Tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn điều tra vụ án hình sự cụ thể như sau:
(1) Thời hạn điều tra là không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
(2) Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra. Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;
- Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;
- Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;
- Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
(3) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
- Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
Bản kết luận điều tra
Kết luận điều tra trong trường hợp đề nghị truy tố được quy định như thế nào?
Tại Điều 233 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về kết luận điều tra trong trường hợp đề nghị truy tố như sau:
- Trong trường hợp đề nghị truy tố thì bản kết luận điều tra ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án; lý do và căn cứ đề nghị truy tố; tội danh, điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng; những ý kiến đề xuất giải quyết vụ án.
- Bản kết luận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra kết luận; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận điều tra.
Kết luận điều tra trong trường hợp đình chỉ điều tra?
Theo Điều 234 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về kết luận điều tra trong trường hợp đình chỉ điều tra cụ thể như sau:
- Trong trường hợp đình chỉ điều tra thì bản kết luận điều tra ghi rõ diễn biến sự việc, quá trình điều tra, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra.
- Bản kết luận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra kết luận; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận điều tra.
- Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và các vấn đề khác có liên quan.
Bản kết luận điều tra phải được giao cho những người nào?
Căn cứ theo Điều 232 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về kết thúc điều tra vụ án hình sự như sau:
(1) Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra.
(2) Việc điều tra kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra.
(3) Bản kết luận điều tra ghi rõ ngày, tháng, năm; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận.
(4) Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, Cơ quan điều tra phải giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp; giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can; gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho người bào chữa; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Như vậy, khi kết thúc điều tra cơ quan điều tra sẽ giao bản kết luận điều tra cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can hoặc người đại diện của bị can. Đồng thời, sẽ gửi bản kết luận điều tra cho người bào chữa. Còn đối với đương sự, bị hại và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì cơ quan điều tra chỉ thông báo về kết luận điều tra cho họ.
Theo đó, bạn không được cơ quan điều tra giao bản kết luận điều tra mà chỉ được thông báo về kết luận điều tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?