Đường hàng không quốc tế được thiết lập trên cơ sở nào? Có được sử dụng cho chuyến bay nội địa không?
Đường hàng không quốc tế là gì?
Theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 125/2015/NĐ-CP có giải thích về đường hàng không quốc tế như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Đường hàng không quốc tế là đường hàng không nằm trong mạng lưới đường hàng không quốc tế của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, có ít nhất một điểm nằm ngoài vùng thông báo bay của Việt Nam và một điểm nằm trong vùng trời Việt Nam hoặc trong phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý.
...
Như vậy, đường hàng không quốc tế là đường hàng không nằm trong mạng lưới đường hàng không quốc tế của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, có ít nhất một điểm nằm ngoài vùng thông báo bay của Việt Nam và một điểm nằm trong vùng trời Việt Nam hoặc trong phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý.
Đường hàng không quốc tế được thiết lập trên cơ sở nào? Được ký hiệu ra sao?
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2015/NĐ-CP quy định về đường hàng không nội địa như sau:
Đường hàng không
1. Đường hàng không bao gồm đường hàng không quốc tế, đường hàng không nội địa, được thiết lập trên cơ sở:
a) Nhu cầu giao lưu hàng không quốc tế;
b) Yêu cầu hoạt động bay nội địa;
c) Yêu cầu, khả năng cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, bảo đảm an ninh, an toàn hàng không;
d) Yêu cầu, khả năng quản lý và bảo vệ vùng trời; bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
đ) Phù hợp với quy hoạch phát triển ngành hàng không dân dụng Việt Nam và kế hoạch không vận của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).
2. Đường hàng không nội địa được ký hiệu bằng các chữ H, J, Q, T, V, Y, Z, W và đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập.
3. Đường hàng không quốc tế được ký hiệu bằng các chữ A, B, G, L, M, N, P, R và đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập.
Căn cứ trên quy định đường hàng không bao gồm đường hàng không quốc tế, đường hàng không nội địa.
Đường hàng không quốc tế được thiết lập trên cơ sở:
- Nhu cầu giao lưu hàng không quốc tế;
- Yêu cầu hoạt động bay nội địa;
- Yêu cầu, khả năng cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, bảo đảm an ninh, an toàn hàng không;
- Yêu cầu, khả năng quản lý và bảo vệ vùng trời; bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
- Phù hợp với quy hoạch phát triển ngành hàng không dân dụng Việt Nam và kế hoạch không vận của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).
Đường hàng không quốc tế được ký hiệu bằng các chữ A, B, G, L, M, N, P, R và đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập.
Đường hàng không quốc tế được thiết lập trên cơ sở nào? Có được sử dụng cho chuyến bay nội địa không? (Hình từ Internet)
Đường hàng không quốc tế có được sử dụng cho chuyến bay nội địa không?
Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 125/2015/NĐ-CP quy định về nguyên tắc sử dụng đường hàng không như sau:
Nguyên tắc sử dụng đường hàng không
1. Đường hàng không quốc tế được sử dụng cho chuyến bay quốc tế và chuyến bay nội địa. Đường hàng không nội địa được sử dụng cho chuyến bay nội địa.
2. Bộ Giao thông vận tải quyết định việc sử dụng thường xuyên đường hàng không nội địa cho các chuyến bay quốc tế khi có nhu cầu, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng và thông báo ngay cho Bộ Công an.
3. Cơ quan cấp phép bay quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 14 của Nghị định này cho phép các chuyến bay quốc tế sử dụng đường hàng không nội địa trên cơ sở ý kiến thống nhất của Cục Tác chiến và Cục Hàng không Việt Nam.
Theo quy định nêu trên thì đường hàng không quốc tế được sử dụng cho chuyến bay quốc tế và chuyến bay nội địa.
Lưu ý:
+ Bộ Giao thông vận tải quyết định việc sử dụng thường xuyên đường hàng không nội địa cho các chuyến bay quốc tế khi có nhu cầu, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng và thông báo ngay cho Bộ Công an.
+ Cơ quan cấp phép bay quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 14 Nghị định 125/2015/NĐ-CP cho phép các chuyến bay quốc tế sử dụng đường hàng không nội địa trên cơ sở ý kiến thống nhất của Cục Tác chiến và Cục Hàng không Việt Nam.
Cụ thể theo khoản 1, 2, 3 Điều 14 Nghị định 125/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền cấp, sửa đổi, hủy bỏ phép bay
1. Cục Lãnh sự cấp, sửa đổi, hủy bỏ phép bay quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 81 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
2. Cục Tác chiến cấp, sửa đổi, hủy bỏ phép bay quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 81 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
3. Cục Hàng không Việt Nam cấp, sửa đổi, hủy bỏ phép bay quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 81 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Trường hợp chuyến bay thực hiện một phần trong đường hàng không, hoạt động bay đặc biệt trong đường hàng không, Cục Hàng không Việt Nam cấp, sửa đổi, hủy bỏ phép bay sau khi có ý kiến thống nhất của Cục Tác chiến.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?