Đường chuyên dùng là gì? Hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận của ai?
Đường chuyên dùng là gì?
Đường chuyên dùng được giải thích tại điểm e khoản 1 Điều 39 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận của ai?
Hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận của người được quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 39 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Phân loại đường bộ
...
2. Thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ quy định như sau:
a) Hệ thống quốc lộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định;
b) Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh) và thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng (đối với đường đô thị);
c) Hệ thống đường huyện, đường xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý;
d) Hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường xã.
Theo đó, hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của:
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường xã.
Hệ thống đường chuyên dùng (Hình từ Internet)
Đường chuyên dùng do ai tổ chức quản lý, bảo trì?
Đường chuyên dùng do ai tổ chức quản lý, bảo trì, thì theo điểm c khoản 3 Điều 48 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Quản lý, bảo trì đường bộ
1. Bảo trì đường bộ là thực hiện các công việc bảo dưỡng và sửa chữa đường bộ nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác.
2. Đường bộ đưa vào khai thác phải được quản lý, bảo trì với các nội dung sau đây:
a) Theo dõi tình trạng công trình đường bộ; tổ chức giao thông; kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
b) Bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất.
3. Trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo trì đường bộ quy định như sau:
a) Hệ thống quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm;
b) Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm. Việc quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
c) Đường chuyên dùng, đường không do Nhà nước quản lý khai thác, đường được đầu tư xây dựng không bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước do chủ đầu tư tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc quản lý, bảo trì đường bộ.
Theo đó, đường chuyên dùng do chủ đầu tư tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định.
Nguồn tài chính để quản lý, bảo trì đường chuyên dùng được lấy từ đâu?
Nguồn tài chính để quản lý, bảo trì đường chuyên dùng được lấy từ đâu, thì theo khoản 1 Điều 49 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ
1. Nguồn tài chính để quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ và đường địa phương được bảo đảm từ quỹ bảo trì đường bộ.
Nguồn tài chính để quản lý, bảo trì đường chuyên dùng, đường không do Nhà nước quản lý khai thác, đường được đầu tư xây dựng không bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước do tổ chức, cá nhân quản lý khai thác chịu trách nhiệm.
2. Quỹ bảo trì đường bộ được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Ngân sách nhà nước phân bổ hàng năm;
b) Các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc lập, quản lý và sử dụng quỹ bảo trì đường bộ ở trung ương và địa phương.
Như vậy, nguồn tài chính để quản lý, bảo trì đường chuyên dùng sẽ do tổ chức, cá nhân quản lý khai thác chịu trách nhiệm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc chuyển nhượng toàn bộ dự án bất động sản là gì? Điều kiện chuyển nhượng toàn bộ dự án bất động sản bao gồm những gì?
- Xem lịch âm hôm nay ngày 22 tháng 4 năm 2025? Âm lịch hôm nay ngày 22 04 - Lịch Vạn niên 2025? Ngày 22 04 2025 có tốt không?
- Có được tính vào ngày công để đóng bảo hiểm xã hội đối với tiền lương làm 2 ngày nghỉ lễ 30 4 và 1 5 không? Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào?
- Công an cấp xã có được phép xử lý vi phạm giao thông không? Phải thông báo kết quả giải quyết, xử lý vụ việc cho ai đối với trường hợp vi phạm do Công an cấp xã giải quyết?
- Đề thi Học kì 2 môn Đạo đức lớp 3 mới nhất kèm đáp án? Mục tiêu chương trình giảng dạy môn Đạo đức ở cấp tiểu học là gì?