Được phép sở hữu chung bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp không? Chủ sở hữu bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có quyền gì?
Được phép sở hữu chung bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp không?
Được phép sở hữu chung bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp không? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định trong trường hợp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được cấp chung cho nhiều tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) như sau:
Điều 86. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
…
2. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
Theo đó, trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra kiểu dáng công nghiệp thì bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp thuộc sở hữu chung của các tổ chức, cá nhân đó.
Tác giả và quyền của tác giả kiểu dáng công nghiệp được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị định 103/2006/NĐ-CP) quy định về tác giả và quyền của tác giả kiểu dáng công nghiệp như sau:
+ Tác giả kiểu dáng công nghiệp là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp; trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp thì họ là đồng tác giả.
+ Quyền nhân thân của tác giả kiểu dáng công nghiệp gồm các quyền sau đây:
- Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp;
- Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về kiểu dáng công nghiệp.
- Quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn
+ Quyền tài sản của tác giả kiểu dáng công nghiệp là quyền nhận thù lao được bảo hộ trong suốt thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và được quy định tại Điều 135 của Luật này.
+ Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết và hướng dẫn cách xác định tiền làm lợi do sử dụng kiểu dáng công nghiệp.
Nếu giữa chủ sở hữu và tác giả không có thỏa thuận khác, việc thanh toán tiền thù lao phải được thực hiện không muộn hơn ba mươi ngày, kể từ ngày chủ sở hữu nhận được tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng hoặc kể từ ngày chủ sở hữu thu được lợi sau mỗi đợt sử dụng kiểu dáng công nghiệp; nếu kiểu dáng công nghiệp được sử dụng liên tục thì mỗi đợt thanh toán không được quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc đợt thanh toán trước.
Theo đó, tác giả kiểu dáng công nghiệp là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp.
Chủ sở hữu bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có quyền gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định chủ sở hữu đối tượng kiểu dáng công nghiệp có các quyền tài sản sau đây:
(1) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 124 của Luật này:
+ Sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ;
+ Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm quy định tại điểm a khoản này;
+ Nhập khẩu sản phẩm quy định tại điểm a khoản này.
(2) Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 125 của Luật này:
+ Sử dụng kiểu dáng công nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm;
+ Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm do chủ sở hữu, người được chuyển giao quyền sử dụng, kể cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc, người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật này đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài;
+ Sử dụng kiểu dáng công nghiệp chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam;
+ Sử dụng kiểu dáng công nghiệp do người có quyền sử dụng trước thực hiện theo quy định tại Điều 134 của Luật này;
(3) Định đoạt đối tượng kiểu dáng công nghiệp.
Theo đó, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có các quyền tài sản căn cứ theo các quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?