Dụng cụ y tế bằng kim loại phải được chế tạo bằng chất liệu gì? Bao gói từng chiếc cả dụng cụ y tế bằng kim loại được nhúng vào nước với chiều sâu bao nhiêu?
Dụng cụ y tế bằng kim loại phải được chế tạo bằng chất liệu gì?
Dụng cụ y tế bằng kim loại phải được chế tạo bằng chất liệu được quy định tại tiểu mục 1.1 Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5764:1993 như sau:
Yêu cầu kỹ thuật
1.1. Dụng cụ phải được chế tạo bằng thép hợp kim chống ăn mòn. Trong trường hợp có cơ sở xác đáng được phép sử dụng thép cacbon.
1.2. Lớp mạ dụng cụ làm bằng thép cacbon được qui định cụ thể cho mỗi loại dụng cụ. Lớp mạ phải có độ bám chắc với kim loại nền, không bị bong tróc, phồng rộp.
1.3. Độ nhám bề mặt được nêu trong các tiêu chuẩn đối với dụng cụ cụ thể, có tính đến công dụng, kiểu kết cấu, vật liệu, công nghệ cấu tạo và tính chống ăn mòn.
1.4. Độ cứng các phần làm việc và các chi tiết riêng biệt tùy thuộc vào công dụng, kiểu kết cấu và vật liệu được qui định trong các tiêu chuẩn đối với dụng cụ cụ thể.
1.5. Trên bề mặt dụng cụ không được có vết nứt, vết lõm, ba via, vết xước, rỗ, sứt, mẻ, phân lớp, vết xóa và các chất bẩn khác (vẩy sắt, các phần tử vật liệu mài, đánh bóng và các vết dầu).
1.6. Dụng cụ phải bóng sáng hoặc bóng mờ. Trong trường hợp tay nắm chế tạo bằng hợp kim nhôm thì phải oxy hóa để chống gỉ.
1.7. Các yêu cầu đảm bảo khả năng làm việc của dụng cụ được nêu trong các tiêu chuẩn đối với dụng cụ cụ thể.
1.8. Đối với dụng cụ có khớp nối, việc vận hành qua lại phải dễ dàng và trơn nhẹ. Khớp nối của dụng cụ phải đảm bảo đóng và mở dụng cụ dễ dàng bằng hai ngón tay.
Việc dịch chuyển từ răng nọ sang răng kia phải nhẹ nhàng không bị kẹt.
Trục tâm hoặc vít của khớp nối phải được chống tự nới lỏng trong thời gian làm việc.
…
Như vậy, theo quy định trên thì dụng cụ y tế bằng kim loại phải được chế tạo bằng thép hợp kim chống ăn mòn.
Trong trường hợp có cơ sở xác đáng được phép sử dụng thép cacbon.
Dụng cụ y tế bằng kim loại phải được chế tạo bằng chất liệu gì?
(Hình từ Internet)
Phương pháp thử nhỏ giọt của dụng cụ y tế bằng kim loại được thực hiện như thế nào?
Phương pháp thử nhỏ giọt của dụng cụ y tế bằng kim loại được thực hiện tại tiết 1 tiểu mục 2.7 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5764:1993 như sau:
Phương pháp thử
…
2.7 Kiểm tra tính chống ăn mòn của dụng cụ, trừ kim tiêm bằng một trong các phương pháp sau:
1) Phương pháp nhỏ giọt
Dung dịch thử:
1616 g nước cất;
57 g axit sunfuric;
142 g sunfat đông.
Tiến hành thử: trên bề mặt đã sạch mỡ của dụng cụ thử nhỏ dung dịch vào 3 điểm chọn bất kỳ, để 10 phút.
Nếu trong khoảng thời gian đó ở các vị trí dung dịch tác dụng không xuất hiện kết tủa màu đỏ thì dụng cụ được coi là có tính chống ăn mòn.
Cho phép có các vết đồng ở vị trí hàn, ở các phần làm việc có ren và răng của dụng cụ.
2) Phương pháp nhúng vào dung dịch
Dung dịch thử: hidrat sufat đồng năm (CuSO4.5H2O) - 4,0 g; axit sunfuric (H2SO4), khối lượng riêng - 1,84 g/ml - 10,0 g; nước cất - 90,0 ml.
Tiến hành thử: dụng cụ được rửa trong dung dịch xà phòng trung tính nóng ấm, súc sạch kỹ trong nước cất, tiếp theo nhúng vào dung dịch 95 % (theo khối lượng) etanola và làm khô. Sau đó để dụng cụ vào cốc bằng thủy tinh hay gốm, đổ đầy dung dịch đã nêu trên để ở nhiệt độ thường 6 phút, tiếp theo dụng cụ được lấy ra, rửa sạch trong nước cất, lau chùi bằng khăn vải bông và quan sát sự kết tủa của đồng.
Sau khi thử, trên dụng cụ không được có các vết đồng. Cho phép có các vết đồng ở vị trí mối hàn, ở vùng mối hàn, ở phần làm việc có ren và răng của dụng cụ, cũng như cho phép bề mặt đục mờ do tác dụng của sunfat đồng.
…
Như vậy, theo quy định trên thì phương pháp thử nhỏ giọt của dụng cụ y tế bằng kim loại được thực hiện như sau:
- Dung dịch thử:
- 1616 g nước cất;
- 57 g axit sunfuric;
- 142 g sunfat đông.
- Tiến hành thử: trên bề mặt đã sạch mỡ của dụng cụ thử nhỏ dung dịch vào 3 điểm chọn bất kỳ, để 10 phút.
- Nếu trong khoảng thời gian đó ở các vị trí dung dịch tác dụng không xuất hiện kết tủa màu đỏ thì dụng cụ được coi là có tính chống ăn mòn.
- Cho phép có các vết đồng ở vị trí hàn, ở các phần làm việc có ren và răng của dụng cụ.
Bao gói từng chiếc cả dụng cụ y tế bằng kim loại được nhúng vào nước với chiều sâu bao nhiêu?
Chiều sâu của bao gói từng chiếc cả dụng cụ y tế bằng kim loại được nhúng vào nước thì theo quy định tại tiểu mục 2.12 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5764:1993 như sau:
Phương pháp thử
…
2.12. Kiểm tra độ kín của bao gói tiến hành như sau:
Bao gói từng chiếc cả dụng cụ được nhúng vào nước với chiều sâu 300 mm và giữ yên 15 giây. Bao gói được coi là kín nếu không có bọt khí trong nước.
Như vậy, theo quy định trên thì bao gói từng chiếc cả dụng cụ y tế bằng kim loại được nhúng vào nước với chiều sâu 300 mm và giữ yên 15 giây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?