Dùng các thiết bị ghi âm, ghi hình CSGT, Công an nhân dân đang làm nhiệm vụ có được không? Nhân dân có thể phản án về hành vi chưa đúng mực của CSGT, Công an nhân dân qua những hình thức nào?
- Dùng các thiết bị ghi âm, ghi hình CSGT, Công an nhân dân đang làm nhiệm vụ có được không?
- Nhân dân có thể tham gia ý kiến, góp ý về hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thông qua các hình thức nào?
- Nhân dân có thể phản ánh về hành vi chưa đúng mực của CSGT, Công an nhân dân qua những hình thức nào?
Dùng các thiết bị ghi âm, ghi hình CSGT, Công an nhân dân đang làm nhiệm vụ có được không?
Căn cứ vào Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA có liệt kê về 05 hình thức giám sát của nhân dân đối với lực lượng CSGT, Công an nhân dân, cụ thể:
Hình thức giám sát của Nhân dân
1. Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.
3. Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ.
4. Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
5. Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;
b) Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);
c) Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, người dân hoàn toàn có thể sử dụng các hình thức khác nhau thuộc 05 hình thức kể trên, bao gồm cả việc thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình để giám sát hoạt động của CSGT làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong đó phải đáp ứng 03 điều kiện:
(1) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;
(2) Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);
(3) Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Ngoài ra, việc giám sát còn phải thỏa mãn quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 67/2019/TT-BCA như sau:
3. Việc Nhân dân giám sát Công an nhân dân thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này phải khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật, không được làm cản trở, ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ.
Như vậy, việc ghi âm, chụp hình CSGT đang làm nhiệm vụ không bị cấm theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, người dân khi ghi âm, chụp hình không làm ảnh hưởng, cản trở công việc của lực lượng CSGT; tuân thủ điều kiện về việc sử dụng các loại thiết bị, phần mềm theo quy định pháp luật.
Dùng các thiết bị ghi âm, ghi hình CSGT, Công an nhân dân đang làm nhiệm vụ có được không? (Hình từ Internet)
Nhân dân có thể tham gia ý kiến, góp ý về hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thông qua các hình thức nào?
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định như sau:
Những việc Nhân dân tham gia ý kiến về hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
1. Tham gia ý kiến về chủ trương, biện pháp và sáng kiến góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
2. Tham gia ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với các văn bản phải lấy ý kiến của Nhân dân theo quy định pháp luật).
3. Tham gia ý kiến về quy tắc ứng xử của Công an nhân dân khi làm nhiệm vụ; đề nghị biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt; kiến nghị, phản ánh các trường hợp cán bộ, chiến sỹ thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định của pháp luật khi làm nhiệm vụ.
Như vậy, nhân dân có thể tham gia góp ý kiến về những vấn đề nêu trên. Trong đó có cả quy tắc ứng xử của Công an nhân dân khi làm nhiệm vụ. Kiến nghị, phản ánh các trường hợp cán bộ, chiến sỹ thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định của pháp luật khi làm nhiệm vụ.
Vì vậy, anh hoàn toàn có thể kiến nghị, phản ánh về hành vi chưa đúng mực của chiến sĩ CSGT đó.
Nhân dân có thể phản ánh về hành vi chưa đúng mực của CSGT, Công an nhân dân qua những hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định như sau:
Điều 8. Hình thức Nhân dân tham gia ý kiến
1. Thông qua đơn, thư gửi cơ quan Công an.
2. Thông qua điện thoại, hòm thư góp ý.
3. Thông qua Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.
4. Thông qua các cuộc họp tại địa bàn cư trú (gồm: Tổ dân phố, bản, làng, thôn, xóm); nơi làm việc, học tập.
5. Thông qua các cuộc điều tra xã hội học.
6. Thông qua hoạt động tiếp công dân của cơ quan Công an.
Như vậy, như anh trình bày thì nếu như anh cảm thấy cần có ý kiến góp ý về quy tắc ứng xử của lực lượng công an, mà cụ thể là chiến sĩ CSGT đó là chưa đúng mực thì anh có thể kiến nghị, phản ánh qua các hình thức sau:
+ Thông qua đơn, thư gửi cơ quan Công an.
+ Thông qua điện thoại, hòm thư góp ý.
+ Thông qua Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.
+ Thông qua các cuộc họp tại địa bàn cư trú (gồm: Tổ dân phố, bản, làng, thôn, xóm); nơi làm việc, học tập.
+ Thông qua các cuộc điều tra xã hội học.
+ Thông qua hoạt động tiếp công dân của cơ quan Công an.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?