Dựa vào cơ sở nào để phân chia nhóm mỏ thăm dò tài nguyên quặng sắt? Công tác thăm dò các mỏ về tài nguyên quặng sắt có những yêu cầu như thế nào?
Dựa vào cơ sở nào để phân chia nhóm mỏ thăm dò tài nguyên quặng sắt?
Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 33/2010/TT-BTNMT, có quy định về cơ sở phân định chia nhóm mỏ thăm dò như sau:
Cơ sở phân chia nhóm mỏ thăm dò
1. Căn cứ vào hình dạng, kích thước thân quặng sắt, mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất mỏ, mức độ ổn định về chiều dày, chất lượng và cấu tạo bên trong thân quặng sắt.
2. Chỉ số định lượng đánh giá mức độ biến đổi của các điều kiện phân chia nhóm mỏ.
3. Căn cứ vào việc lập luận, đánh giá cụ thể đối với thân quặng sắt ở phần diện tích chính, chiếm không dưới 70% trữ lượng của mỏ.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở để phân chia nhóm mỏ thăm dò tài nguyên quặng sắt được quy định sau:
- Căn cứ vào hình dạng, kích thước thân quặng sắt, mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất mỏ, mức độ ổn định về chiều dày, chất lượng và cấu tạo bên trong thân quặng sắt;
- Chỉ số định lượng đánh giá mức độ biến đổi của các điều kiện phân chia nhóm mỏ thăm dò;
- Căn cứ vào việc lập luận, đánh giá cụ thể đối với thân quặng sắt ở phần diện tích chính, chiếm không dưới 70% trữ lượng của mỏ thăm dò.
Tài nguyên quặng sắt (Hình từ Internet)
Công tác thăm dò các mỏ về tài nguyên quặng sắt có những yêu cầu như thế nào?
Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 33/2010/TT-BTNMT, có quy định về những yêu cầu chung về công tác thăm dò các quặng sắt như sau:
Những yêu cầu chung về công tác thăm dò các mỏ quặng sắt
1. Việc tiến hành điều tra cơ bản, khảo sát, thăm dò quặng sắt phải tuân thủ nguyên tắc tuần tự các bước điều tra địa chất về khoáng sản.
2. Phải thu thập đầy đủ các số liệu, tài liệu địa chất và kinh doanh khai thác, cần thiết, tin cậy phục vụ cho việc nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình mỏ; khoanh định các diện tích và chiều sâu có triển vọng nhất để khai thác.
3. Nhiệm vụ của công tác thăm dò các mỏ quặng sắt là xác định chi tiết đặc điểm cấu trúc địa chất mỏ, nguồn gốc thành tạo, đặc điểm phân bố, hình dạng, điều kiện thế nằm của thân quặng; phải đánh giá được trữ lượng, tài nguyên và đặc điểm chất lượng, tính chất công nghệ của quặng sắt; đánh giá chi tiết điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình và điều kiện khai thác mỏ; điều tra rõ các khoáng sản và thành phần có ích đi kèm trong mỏ và khả năng khai thác, thu hồi chúng; đánh giá khối lượng đất bóc và các yếu tố tác động đến môi trường sinh thái.
4. Phải thực hiện công tác thăm dò quặng sắt trên toàn bộ diện tích và chiều sâu tồn tại thân quặng trong ranh giới được phép thăm dò.
Như vậy, theo quy định trên thì công tác thăm dò các mỏ về tài nguyên quặng sắt có những yêu cầu như sau:
- Việc tiến hành điều tra cơ bản, khảo sát, thăm dò quặng sắt phải tuân thủ nguyên tắc tuần tự các bước điều tra địa chất về khoáng sản;
- Phải thu thập đầy đủ các số liệu, tài liệu địa chất và kinh doanh khai thác, cần thiết, tin cậy phục vụ cho việc nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình mỏ; khoanh định các diện tích và chiều sâu có triển vọng nhất để khai thác;
- Nhiệm vụ của công tác thăm dò các mỏ quặng sắt là xác định chi tiết đặc điểm cấu trúc địa chất mỏ, nguồn gốc thành tạo, đặc điểm phân bố, hình dạng, điều kiện thế nằm của thân quặng; phải đánh giá được trữ lượng, tài nguyên và đặc điểm chất lượng, tính chất công nghệ của quặng sắt;
Đồng thời, đánh giá chi tiết điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình và điều kiện khai thác mỏ; điều tra rõ các khoáng sản và thành phần có ích đi kèm trong mỏ và khả năng khai thác, thu hồi chúng; đánh giá khối lượng đất bóc và các yếu tố tác động đến môi trường sinh thái;
- Phải thực hiện công tác thăm dò quặng sắt trên toàn bộ diện tích và chiều sâu tồn tại thân quặng trong ranh giới được phép thăm dò
Bản đồ địa hình mỏ thăm dò tài nguyên quặng sắt có tỷ lệ là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 17 Thông tư 33/2010/TT-BTNMT, có quy định yêu cầu về cơ sở địa hình và công tác trắc địa như sau:
Yêu cầu về cơ sở địa hình và công tác trắc địa
1. Địa hình mỏ phải được đo vẽ chi tiết ở tỷ lệ 1:5000 – 1:1000 tùy thuộc vào kích thước, mức độ phức tạp về địa hình và mục đích sử dụng. Bản đồ địa hình phải được thành lập theo quy định hiện hành về công tác trắc địa trong thăm dò khoáng sản.
2. Tất cả các công trình thăm dò đều phải xác định tọa độ, độ cao và phải liên hệ với mạng lưới tọa độ Quốc gia theo quy định trắc địa địa chất hiện hành.
Như vậy, bản đồ địa hình mỏ thăm dò tài nguyên quặng sắt có tỷ lệ là 1:5000 -1:1000 tùy thuộc vào kích thước, mức độ phức tạp về địa hình và mục đích sử dụng, bản đồ địa hình phải được thành lập theo quy định hiện nhành về công tác trắc địa thông thăm dò khoáng sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?