Dự trữ quốc gia được hình thành từ những nguồn nào? Hành vi nào bị cấm trong hoạt động dự trữ quốc gia?
- Dự trữ quốc gia được hình thành tư những nguồn nào?
- Việc quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
- Hoạt động tổ chức, thanh tra chuyên ngành về dự trữ quốc gia
- Quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia gồm những nội dung gì?
- Hành vi nào bị cấm trong hoạt động dự trữ quốc gia?
Dự trữ quốc gia được hình thành tư những nguồn nào?
Dự trữ quốc gia được hình thành từ những nguồn nào?
Theo quy định tại Điều 6 Luật Dự trữ quốc gia 2012, dự trữ quốc gia được hình thành từ các nguồn sau đây:
"1. Ngân sách nhà nước;
2. Nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước được đưa vào dự trữ quốc gia bao gồm các nguồn lực có được từ tự nguyện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp công nghệ thông tin cho hoạt động quản lý và bảo quản hàng dự trữ quốc gia, trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia; hàng hóa, vật tư được huy động từ các tổ chức, cá nhân trong tình huống đột xuất, cấp bách theo quy định của pháp luật."
Việc quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Nguyên tắc quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia được quy định tại Điều 7 Luật Dự trữ quốc gia 2012, bao gồm:
"1. Hàng dự trữ quốc gia phải được quản lý chặt chẽ, an toàn, bí mật theo quy định của pháp luật; chủ động đáp ứng kịp thời yêu cầu, mục tiêu của dự trữ quốc gia. Hàng dự trữ quốc gia sau khi xuất phải được bù lại đủ, kịp thời.
2. Hàng dự trữ quốc gia phải được sử dụng đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật; không được sử dụng hàng dự trữ quốc gia để kinh doanh."
Hoạt động tổ chức, thanh tra chuyên ngành về dự trữ quốc gia
Tổ chức dự trữ quốc gia được quy định tại Điều 8 Luật Dự trữ quốc gia 2012 như sau:
- Tổ chức dự trữ quốc gia phải bảo đảm tập trung, thống nhất theo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ phân công bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
- Hệ thống tổ chức dự trữ quốc gia được bố trí ở trung ương và các khu vực, địa bàn chiến lược trong cả nước để kịp thời đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của dự trữ quốc gia, bao gồm:
+ Cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách thuộc Bộ Tài chính được tổ chức theo hệ thống dọc, gồm cơ quan ở trung ương và các đơn vị ở địa phương theo khu vực;
+ Các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và bộ phận làm công tác dự trữ quốc gia kiêm nhiệm tại bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.
Bên cạnh đó, hoạt động thanh tra chuyên ngành về dự trữ quốc gia được nêu cụ thể tại Điều 11 Luật Dự trữ quốc gia 2012 như sau:
- Cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực dự trữ quốc gia thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về thanh tra.
- Thanh tra chuyên ngành về dự trữ quốc gia là thanh tra việc chấp hành pháp luật về dự trữ quốc gia theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Quyền hạn, trách nhiệm của thanh tra chuyên ngành về dự trữ quốc gia; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và tổ chức, cá nhân có liên quan được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia gồm những nội dung gì?
Nội dung quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia được quy định cụ thể tại Điều 10 Luật Dự trữ quốc gia 2012, bao gồm:
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về dự trữ quốc gia.
- Quyết định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển dự trữ quốc gia.
- Quy định chi tiết Danh mục hàng dự trữ quốc gia; phân bổ ngân sách nhà nước cho dự trữ quốc gia; quyết định xuất, nhập, mua, bán hàng dự trữ quốc gia.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dự trữ quốc gia.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ dự trữ quốc gia.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dự trữ quốc gia.
- Hợp tác quốc tế về dự trữ quốc gia.
Hành vi nào bị cấm trong hoạt động dự trữ quốc gia?
Các hành vi bị cấm trong hoạt động dự trữ quốc gia được quy định tại Điều 22 Luật Dự trữ quốc gia 2012 như sau:
- Tiết lộ bí mật nhà nước về dự trữ quốc gia.
- Lợi dụng việc nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, vận chuyển hàng dự trữ quốc gia, tự ý thay đổi giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia để trục lợi.
- Thiếu trách nhiệm hoặc cố ý làm trái các quy định về quản lý dự trữ quốc gia gây hư hỏng, mất mát, lãng phí tài sản thuộc dự trữ quốc gia.
- Xâm phạm, phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật, hàng hóa dự trữ quốc gia.
- Cản trở hoạt động dự trữ quốc gia.
- Sử dụng hàng dự trữ quốc gia sai mục đích.
- Nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia không đúng thẩm quyền, không đúng chủng loại, số lượng, chất lượng, địa điểm.
- Can thiệp trái pháp luật trong hoạt động dự trữ quốc gia.
- Thực hiện không đúng; các quy định của pháp luật về kế toán, thống kê trong hoạt động dự trữ quốc gia.
- Thuê tổ chức, doanh nghiệp không đủ điều kiện bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
Trên đây là một số quy định tổng hợp về hoạt động dự trữ quốc gia như: nguồn hình thành dự trữ quốc gia, việc quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia, tổ chức dự trữ quốc gia, thanh tra chuyên ngành về dự trữ quốc gia, nội dung quản lý dự trữ quốc gia và các hành vi bị cấm trong hoạt động dự trữ quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?
- 23 tháng Chạp là ngày mấy dương lịch 2025? 23 12 âm là ngày mấy dương 2025? 23 tháng Chạp thứ mấy 2025?
- Ngày 25 tháng 1 là ngày gì? Ngày 25 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 25 tháng 1 dương lịch được nghỉ tết chưa?
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?