Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ của doanh nghiệp tái bảo hiểm bao gồm các khoản dự phòng nào?
- Doanh nghiệp tái bảo hiểm trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ phải được sự xác nhận của ai?
- Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ của doanh nghiệp tái bảo hiểm bao gồm các khoản dự phòng nào?
- Hồ sơ đăng ký phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ của doanh nghiệp tái bảo hiểm bao gồm những gì?
Doanh nghiệp tái bảo hiểm trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ phải được sự xác nhận của ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 40 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm tương ứng với phần trách nhiệm đã cam kết theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và phải được chuyên gia tính toán của doanh nghiệp, chi nhánh xác nhận.
...
Như vậy, doanh nghiệp tái bảo hiểm trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ phải được sự xác nhận của chuyên gia tính toán.
Doanh nghiệp tái bảo hiểm trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ phải được sự xác nhận của ai? (Hình từ internet)
Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ của doanh nghiệp tái bảo hiểm bao gồm các khoản dự phòng nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 40 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ
...
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng toán học: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
b) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
c) Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để trả tiền cho các sự kiện bảo hiểm đã xảy ra chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
d) Dự phòng chia lãi: Được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thỏa thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm có tham gia chia lãi;
đ) Dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết: Được sử dụng để bảo đảm mức lãi suất cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm hưu trí;
e) Dự phòng bảo đảm cân đối: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ rủi ro, lãi suất kỹ thuật.
...
Như vậy, theo quy định thì dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ của doanh nghiệp tái bảo hiểm bao gồm các khoản dự phòng sau đây:
- Dự phòng toán học;
- Dự phòng phí chưa được hưởng;
- Dự phòng bồi thường;
- Dự phòng chia lãi;
- Dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết;
- Dự phòng bảo đảm cân đối.
Hồ sơ đăng ký phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ của doanh nghiệp tái bảo hiểm bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 45 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không được thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính. Trường hợp thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính kế tiếp, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải đề nghị và được Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thực hiện.
2. Hồ sơ đăng ký hoặc đề nghị thay đổi phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đăng ký hoặc thay đổi phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu giải trình và minh họa về các phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến áp dụng có xác nhận của chuyên gia tính toán. Trường hợp thay đổi phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, tài liệu giải trình phải chứng minh được phương pháp, cơ sở trích lập mới phản ánh chính xác, đầy đủ hơn so với phương pháp, cơ sở trích lập cũ về trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
...
Như vậy, hồ sơ đăng ký phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ của doanh nghiệp tái bảo hiểm bao gồm:
- Văn bản đăng ký phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP: TẢI VỀ
- Tài liệu giải trình và minh họa về các phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến áp dụng có xác nhận của chuyên gia tính toán.
- Trường hợp thay đổi phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, tài liệu giải trình phải chứng minh được phương pháp, cơ sở trích lập mới phản ánh chính xác, đầy đủ hơn so với phương pháp, cơ sở trích lập cũ về trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?