Dự báo, cảnh báo lũ tối thiểu trước bao nhiêu giờ? Quy trình thực hiện dự báo, cảnh báo lũ như thế nào?

Dự báo, cảnh báo lũ tối thiểu trước bao nhiêu giờ? Phải xây dựng ít nhất bao nhiêu phương án dự báo, cảnh báo lũ? Quy trình thực hiện dự báo, cảnh báo lũ như thế nào? - Câu hỏi của anh Lộc đến từ Hà Nội.

Dự báo lũ, cảnh báo lũ tối thiểu trước bao nhiêu giờ?

Tại Mục 2.4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2019/BTNMT về Dự báo, cảnh báo lũ quy định về thời hạn dự báo, cảnh báo lũ như sau:

* Dự báo lũ

- Dự báo lũ tối thiểu trước 12 giờ đối với các hệ thống sông: Hồng - Thái Bình, Đồng Nai, Cả, Mã, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Sê San, Srêpok;

- Dự báo lũ tối thiểu trước 120 giờ (5 ngày) đối với sông Cửu Long;

- Dự báo lũ tối thiểu trước 6 giờ đối với các sông: Bằng Giang, Kỳ Cùng, Gianh, Kiến Giang, Thạch Hãn, Hương - Bồ, Trà Khúc - Vệ, Kôn - Hà Thanh.

* Cảnh báo lũ

- Cảnh báo lũ tối thiểu trước 24 giờ đối với các hệ thống sông: Hồng - Thái Bình, Đồng Nai, Cả, Mã, Vu Gia -Thu Bồn, Ba, Sê San, Srêpok;

- Cảnh báo lũ tối thiểu trước 240 giờ (10 ngày) đối với sông Cửu Long;

- Cảnh báo lũ tối thiểu trước 12 giờ đối với các sông: Bằng Giang, Kỳ Cùng, Gianh, Kiến Giang, Thạch Hãn, Hương - Bồ, Trà Khúc - Vệ, Kôn - Hà Thanh.

* Dự báo lũ, cảnh báo lũ tối thiểu trong 6 giờ đối với các sông còn lại.

Dự báo, cảnh báo lũ

Dự báo, cảnh báo lũ (hình từ Internet)

Phải xây dựng ít nhất bao nhiêu phương án dự báo, cảnh báo lũ? Và các phương án này được sử dụng trong bao lâu?

Căn cứ Mục 2.5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2019/BTNMT về Dự báo, cảnh báo lũ có nêu như sau:

Xây dựng phương án dự báo, cảnh báo lũ
2.5.1. Mỗi vị trí hoặc một lưu vực sông dự báo, cảnh báo lũ phải xây dựng ít nhất 01 phương án dự báo, cảnh báo lũ.
2.5.2. Số liệu khí tượng thủy văn sử dụng xây dựng phương án dự báo, cảnh báo lũ phải có tính đại biểu, bao gồm những trận lũ lớn, lũ trung bình, lũ nhỏ; số lượng tối thiểu 20 trận lũ hoặc 5 mùa lũ tính đến thời điểm xây dựng phương án.
2.5.3. Phương án dự báo, cảnh báo được xây dựng dựa trên cơ sở các phương pháp khoa học phù hợp với từng lưu vực sông.
2.5.4. Phương án dự báo, cảnh báo lũ được sử dụng tối đa trong 5 năm. Trong thời gian sử dụng, nếu chế độ dòng chảy trên lưu vực thay đổi khác với quy luật đã xảy ra thì phải tiến hành cập nhật và điều chỉnh phương án dự báo, cảnh báo lũ.

Theo đó, mỗi vị trí hoặc một lưu vực sông dự báo, cảnh báo lũ phải xây dựng ít nhất 01 phương án dự báo, cảnh báo lũ. Và phương án dự báo, cảnh báo lũ được sử dụng tối đa trong 5 năm.

Quy trình thực hiện dự báo, cảnh báo lũ như thế nào? Việc đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo lũ phải đảm bảo các yêu cầu gì?

Theo Mục 2.11 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2019/BTNMT về Dự báo, cảnh báo lũ có nêu quy trình thực hiện dự báo, cảnh báo lũ gồm:

Thu thập, xử lý số liệu; Phân tích, đánh giá hiện trạng; Thực hiện các phương án dự báo, cảnh báo lũ; Thảo luận dự báo, cảnh báo lũ; Xây dựng bản tin dự báo, cảnh báo lũ; Cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo lũ; Bổ sung, cập nhật bản tin dự báo, cảnh báo lũ.

Bên cạnh đó theo Mục 2.12 Quy chuẩn này quy định về việc đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo lũ như sau:

Đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo lũ
2.12.1. Đánh giá chất lượng dự báo lũ
a) Trị số dự báo mực nước hoặc lưu lượng lũ, đỉnh lũ được xác định là "đủ độ tin cậy" khi sai số nhỏ hơn hoặc bằng sai số cho phép và được xác định là "không đủ độ tin cậy" khi sai số lớn hơn sai số cho phép.
b) Dự báo thời gian xuất hiện đỉnh lũ được xác định là "đủ độ tin cậy" khi sai số thời gian dự báo xuất hiện đỉnh lũ nhỏ hơn hoặc bằng sai số cho phép và được xác định là "không đủ độ tin cậy" khi sai số thời gian dự báo lớn hơn sai số cho phép.
2.12.2. Đánh giá chất lượng cảnh báo lũ
a) Cảnh báo khả năng xuất hiện lũ được xác định là "đủ độ tin cậy" khi hiện tượng lũ xảy ra trong khu vực cảnh báo và được xác định "không đủ độ tin cậy" khi không có hiện tượng lũ xảy ra trong khu vực cảnh báo hoặc khi xuất hiện hiện tượng lũ mà không được cảnh báo.
b) Cảnh báo phân cấp lũ được xác định là "đủ độ tin cậy" khi thỏa mãn các điều kiện quy định tại Bảng 1 và được xác định "không đủ độ tin cậy" khi không thỏa mãn các điều kiện quy định tại Bảng 1.
Phân cấp lũ
Ghi chú: TSTĐ: Trị số đỉnh lũ thực đo; Scf: Sai số cho phép đỉnh lũ; Hcb: mực nước đỉnh lũ cảnh báo; BĐ: cấp báo động.
c) Cảnh báo thời gian xuất hiện lũ được xác định là "đủ độ tin cậy" khi sai số thời gian cảnh báo lũ nhỏ hơn hoặc bằng sai số cho phép và được xác định là "không đủ độ tin cậy" khi sai số thời gian cảnh báo lũ lớn hơn sai số cho phép.
d) Cảnh báo phạm vi xuất hiện lũ được xác định là "đủ độ tin cậy" khi ít nhất 50% số sông hoặc khu vực được cảnh báo xảy ra lũ và được xác định là "không đủ độ tin cậy" khi dưới 50% số sông hoặc khu vực được cảnh báo xảy ra lũ hoặc xuất hiện hiện tượng lũ mà không được cảnh báo.
Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bão làm tốc mái nhà thì bên thuê nhà có phải chịu trách nhiệm không?
Pháp luật
Chấn tâm động đất là gì? Nguyên nhân xảy ra động đất? Phân loại tác động của động đất theo thang MSK - 64?
Pháp luật
Độ sâu chấn tiêu của động đất là gì? Tin cảnh báo sóng thần có bắt buộc gồm thông tin về độ sâu chấn tiêu của động đất không?
Pháp luật
Công trình phòng chống sóng thần được xây dựng như thế nào? Phương án phòng chống sóng thần có những nội dung nào?
Pháp luật
Lãnh đạo và chuyên viên nào trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ? Nhiệm vụ của ca trực phòng chống thiên tai đường bộ?
Pháp luật
Quy định số lượng người trực phòng chống thiên tai ở các tỉnh là bao nhiêu? Mức hưởng và chi phí được quy định thế nào?
Pháp luật
Dự báo về ảnh hưởng của bão Trà mi gồm những tin nào? Tin cảnh báo sóng lớn do bão Trà mi gây ra được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi nào bão Trà Mi tan? Cập nhật thông tin bão Trà Mi chính xác nhất ở đâu theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bão Trà Mi đổ bộ khi nào? Bão Trà Mi có tốc độ gió bao nhiêu km/h thì có sức phá hoại cực kỳ lớn?
Pháp luật
Bão Trami là gì? Dự báo diễn biến Bão Trami có nội dung gì? Bão Trami trở thành siêu bão khi nào?
Pháp luật
Bão Trà Mi 2024 đang ở đâu? Bão Trà Mi có ảnh hưởng Việt Nam không? Tình hình Bão Trà Mi mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống thiên tai
1,054 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống thiên tai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào