Dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao theo những phương thức nào?
Mục tiêu của dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Quy định về quản lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BGDĐT, có quy định như sau:
Mục tiêu và thời gian thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi là dự án) nhằm Mục tiêu sau:
a) Ứng dụng kết quả nghiên cứu, các kỹ thuật tiến bộ để hoàn thiện, đổi mới công nghệ; hoàn thiện, đổi mới dây chuyền sản xuất hoặc sản phẩm mới có chất lượng và tính cạnh tranh cao, đáp ứng được các yêu cầu của ngành Giáo dục và hiệu quả kinh tế - xã hội;
b) Góp Phần đưa nhanh các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ của các cá nhân, đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Thời gian thực hiện dự án không quá 24 tháng tính từ khi được phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện. Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định nhưng thời gian tối đa không quá 36 tháng.
Như vậy, theo quy định trên thì dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm mục tiêu sau:
- Ứng dụng kết quả nghiên cứu, các kỹ thuật tiến bộ để hoàn thiện, đổi mới công nghệ; hoàn thiện, đổi mới dây chuyền sản xuất hoặc sản phẩm mới có chất lượng và tính cạnh tranh cao, đáp ứng được các yêu cầu của ngành Giáo dục và hiệu quả kinh tế - xã hội;
- Góp Phần đưa nhanh các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ của các cá nhân, đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hình từ Internet)
Dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao theo phương thức nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy định về quản lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BGDĐT, có quy định về phương thức giao dự án như sau:
Phương thức giao dự án
1. Dự án sử dụng nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ được thực hiện theo phương thức tuyển chọn, giao trực tiếp, xét tài trợ từ quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
2. Dự án sử dụng nguồn ngoài ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ được thực hiện theo phương thức quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc phương thức khác do tổ chức, cá nhân lựa chọn.
Như vậy, theo quy định trên thì dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện theo phương thức sau:
- Dự án sử dụng nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ được thực hiện theo phương thức tuyển chọn, giao trực tiếp, xét tài trợ từ quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ;
- Dự án sử dụng nguồn ngoài ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ được thực hiện theo phương thức quy định tại khoản 1 nêu trên hoặc phương thức khác do tổ chức, cá nhân lựa chọn.
Nguồn kinh phí hỗ trợ để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những nguồn nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quy định về quản lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BGDĐT, có quy định về tài chính của dự án như sau:
Tài chính của dự án
1. Nguồn kinh phí hỗ trợ để thực hiện dự án bao gồm:
a) Nguồn ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán chi sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi là nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ);
b) Nguồn ngoài ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Nguồn thu hợp pháp của tổ chức chủ trì dự án;
- Nguồn huy động từ các doanh nghiệp và nguồn vốn tài trợ của các cá nhân và tổ chức khác.
2. Mức hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước đối với dự án sử dụng nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ được thực hiện theo các quy định tài chính hiện hành và phù hợp với các định hướng chiến lược, nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong từng giai đoạn.
3. Công tác quản lý tài chính
a) Đối với dự án có sử dụng ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ: được thực hiện theo quy định tài chính hiện hành của Nhà nước;
b) Đối với dự án sử dụng nguồn ngoài ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ: kinh phí hoạt động của các hội đồng: xác định, xét chọn, thẩm định dự án, đánh giá nghiệm thu cấp bộ, kiểm tra thực hiện dự án được chi từ kinh phí của tổ chức chủ trì dự án và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của tổ chức.
Như vậy, theo quy định trên thì nguồn kinh phí hỗ trợ để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những nguồn sau:
- Nguồn ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán chi sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Nguồn ngoài ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
+ Nguồn thu hợp pháp của tổ chức chủ trì dự án;
+ Nguồn huy động từ các doanh nghiệp và nguồn vốn tài trợ của các cá nhân và tổ chức khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?