Dự án phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi là gì? Mức hỗ trợ phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi là bao nhiêu?
Dự án phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi là gì?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Vùng trồng cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi là vùng có tổng diện tích tối thiểu 10 ha, trồng một loại cây nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.
2. Dự án phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi là dự án liên quan đến phát triển hạ tầng, năng lực, điều kiện kinh doanh, xây dựng, quảng bá thương hiệu và thương mại, đào tạo nguồn nhân lực phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi.
3. Chăn nuôi an toàn sinh học là việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật và quản lý trong hoạt động chăn nuôi nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, vật nuôi và hệ sinh thái.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì dự án phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi được hiểu là dự án liên quan đến phát triển hạ tầng, năng lực, điều kiện kinh doanh, xây dựng, quảng bá thương hiệu và thương mại, đào tạo nguồn nhân lực phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi.
Dự án phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi là gì? Mức hỗ trợ phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức hỗ trợ phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi là bao nhiêu theo quy định?
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định mức hỗ trợ phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi cụ thể như sau:
Hỗ trợ phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi
1. Đối tượng được hỗ trợ
Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi.
2. Nội dung và mức hỗ trợ
a) Hỗ trợ đầu tư không quá 50% tổng chi phí xây dựng kho lạnh bảo quản sản phẩm thịt gia súc, gia cầm; mức hỗ trợ tối đa không quá 03 tỷ đồng/kho lạnh.
b) Hỗ trợ không quá 30% tổng chi phí về quảng bá thương hiệu sản phẩm; mức hỗ trợ tối đa không quá 01 tỷ đồng/dự án.
c) Hỗ trợ không quá 30% tổng chi phí về đào tạo xây dựng chiến lược phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi, mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/dự án.
...
Theo quy định nêu trên thì mức hỗ trợ phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi được quy định cụ thể như sau:
- Hỗ trợ đầu tư không quá 50% tổng chi phí xây dựng kho lạnh bảo quản sản phẩm thịt gia súc, gia cầm; mức hỗ trợ tối đa không quá 03 tỷ đồng/kho lạnh.
- Hỗ trợ không quá 30% tổng chi phí về quảng bá thương hiệu sản phẩm; mức hỗ trợ tối đa không quá 01 tỷ đồng/dự án.
- Hỗ trợ không quá 30% tổng chi phí về đào tạo xây dựng chiến lược phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi, mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/dự án.
Lưu ý: Đối tượng được hỗ trợ là tổ chức, cá nhân thực hiện dự án phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi.
Để được hỗ trợ phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi phải có hóa đơn, chứng từ liên quan đến các khoản mục chi phí thực hiện?
Điều kiện được hỗ trợ phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi được quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 106/2024/NĐ-CP như sau:
Hỗ trợ phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi
...
3. Điều kiện được hỗ trợ:
a) Phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
b) Xây dựng và phát triển thị trường đối với các sản phẩm chăn nuôi có chuỗi liên kết giá trị từ chăn nuôi - giết mổ - chế biến hoặc chăn nuôi - giết mổ - chế biến - tiêu thụ.
c) Dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và nghiệm thu kết quả đối với nội dung hỗ trợ quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
d) Có hóa đơn, chứng từ liên quan đến các khoản mục chi phí thực hiện.
Theo đó, điều kiện hỗ trợ phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi bao gồm:
- Phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Xây dựng và phát triển thị trường đối với các sản phẩm chăn nuôi có chuỗi liên kết giá trị từ chăn nuôi - giết mổ - chế biến hoặc chăn nuôi - giết mổ - chế biến - tiêu thụ.
- Dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và nghiệm thu kết quả đối với nội dung hỗ trợ theo quy định.
- Có hóa đơn, chứng từ liên quan đến các khoản mục chi phí thực hiện.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì để được hỗ trợ phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi phải có hóa đơn, chứng từ liên quan đến các khoản mục chi phí thực hiện.
Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi cần tuân thủ quy định tại Điều 4 Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?