Dự án đầu tư nào được ưu tiên sử dụng vốn ODA không hoàn lại để thực hiện? Trình tự thực hiện được quy định cụ thể như thế nào?
Dự án đầu tư sử dụng vốn ODA không hoàn lại được thực hiện dựa trên nguyên tắc áp dụng cơ chế tài chính như thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng cơ chế tài chính trong nước đối với vốn ODA và vốn vay ưu đãi cụ thể như sau:
Nguyên tắc áp dụng cơ chế tài chính trong nước đối với vốn ODA, vốn vay ưu đãi
1. Đối với chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương: cấp phát toàn bộ vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài từ ngân sách trung ương.
2. Đối với chương trình, dự án đầu tư thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương: Vay lại một phần hoặc toàn bộ vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài theo quy định pháp luật về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
Đối với chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài làm phần vốn nhà nước tham gia trong dự án đối tác công tư (PPP): Vay lại toàn bộ vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài theo quy định pháp luật về cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.
3. Đối với chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn toàn bộ hoặc một phần: Cho vay lại toàn bộ hoặc một phần vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài từ ngân sách trung ương theo quy định pháp luật về cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
4. Đối với vốn ODA không hoàn lại, bao gồm cả vốn ODA không hoàn lại gắn với khoản vay, vốn ODA không hoàn lại cho dự án đầu tư, dự án hỗ trợ kỹ thuật (độc lập, chuẩn bị, hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư), phi dự án: Áp dụng cơ chế cấp phát toàn bộ.
Từ những quy định trên có thể thấy, trường hợp đối với vốn ODA không hoàn lại (bao gồm cả vốn ODA không hoàn lại gắn với khoản vay, vốn ODA không hoàn lại cho dự án đầu tư, dự án hỗ trợ kỹ thuật (độc lập, chuẩn bị, hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư), phi dự án) thì sẽ áp dụng cơ chế cấp phát toàn bộ.
Dự án đầu tư sử dụng vốn ODA không hoàn lại được thực hiện dựa trên nguyên tắc áp dụng cơ chế tài chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Dự án đầu tư nào được ưu tiên sử dụng vốn ODA không hoàn lại để thực hiện?
Theo Điều 5 Nghị định 114/2021/NĐ-CP, việc ưu tiên sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi được quy định cụ thể như sau:
Ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
1. Vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng để thực hiện chương trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; tăng cường năng lực; hỗ trợ xây dựng chính sách, thể chế và cải cách; phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, cứu trợ thảm họa, phòng chống dịch bệnh; thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng trưởng xanh; đổi mới sáng tạo; an sinh xã hội; chuẩn bị các dự án đầu tư hoặc đồng tài trợ cho dự án sử dụng vốn vay ưu đãi nhằm làm tăng thành tố ưu đãi của khoản vay.
2. Vốn vay ODA được ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hạ tầng kinh tế thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
3. Vốn vay ưu đãi được ưu tiên sử dụng cho chương trình, dự án vay về để cho vay lại theo quy định pháp luật về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ; chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước trong lĩnh vực phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.
4. Các trường hợp ưu tiên khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo từng thời kỳ.
Theo quy định tại khoản 1 Điều này, có thể thấy vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng để thực hiện chương trình, dự án có mục đích:
- phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội;
- tăng cường năng lực;
- hỗ trợ xây dựng chính sách, thể chế và cải cách;
- phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, cứu trợ thảm họa, phòng chống dịch bệnh;
- thích ứng với biến đổi khí hậu;
- tăng trưởng xanh;
- đổi mới sáng tạo; an sinh xã hội;
- chuẩn bị các dự án đầu tư hoặc đồng tài trợ cho dự án sử dụng vốn vay ưu đãi nhằm làm tăng thành tố ưu đãi của khoản vay.
Dự án đầu tư sử dụng vốn ODA được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục quản lý và sử dụng vốn ODA đối với chương trình, dự án cụ thể gồm các bước sau:
- Lập, lựa chọn, phê duyệt Đề xuất chương trình, dự án;
- Thông báo chính thức cho nhà tài trợ nước ngoài về Đề xuất chương trình, dự án được phê duyệt;
- Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án;
- Thông báo chính thức cho nhà tài trợ nước ngoài về quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án và đề nghị xem xét tài trợ;
- Lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án;
- Tùy thuộc quy định của nhà tài trợ, thực hiện một trong các thủ tục sau: ký kết điều ước quốc tế; ký thỏa thuận về vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi;
- Quản lý thực hiện và quản lý tài chính;
- Hoàn thành, chuyển giao kết quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?