Đốt hoặc xé giấy đăng ký kết hôn có thể bị phạt đến 20 triệu đồng? Giấy ĐKKH bị đốt hoặc xé có làm chấm dứt quan hệ vợ chồng?
Đốt hoặc xé giấy đăng ký kết hôn có làm chấm dứt quan hệ vợ chồng không?
Giấy chứng nhận kết hôn (hay thường được gọi là giấy đăng ký kết hôn) là một trong những giấy tờ hộ tịch quan trọng của công dân và cũng là minh chứng mang tính pháp lý cho một cuộc hôn nhân giữa nam và nữ.
Trong cuộc sống hôn nhân thì khó tránh khỏi việc “cơm không lành, canh không ngọt” hay tình yêu thương giữa vợ với chồng ngày càng mờ nhạt.
Tuy nhiên, trong một số tình huống không kiềm chế được sự nóng vội của bản thân mà người chồng hay người vợ lại có hành vi đốt hoặc xé giấy đăng ký kết hôn. Vì cơ bản, họ nghĩ rằng việc này sẽ chấm dứt quan hệ giữa vợ và chồng.
Về vấn đề này thì đầu tiên, chúng ta cần lưu ý rằng quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật (Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
Ngoài việc ly hôn thì quan hệ hôn nhân cũng sẽ chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng qua đời (Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã qua đời thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày qua đời được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.
Chính vì vậy, đốt hoặc xé giấy đăng ký kết hôn không những không thể làm cho quan hệ hôn nhân chấm dứt mà còn làm cho người thực hiện hành vi đó có thể bị xử phạt hành chính về hành vi hủy hoại giấy tờ hộ tịch theo quy định của pháp luật.
Tải về Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương năm 2024
Đốt hoặc xé giấy đăng ký kết hôn có thể bị phạt đến 20 triệu đồng? Giấy ĐKKH bị đốt hoặc xé có làm chấm dứt quan hệ vợ chồng? (hình từ internet)
Đốt hoặc xé giấy đăng ký kết hôn có thể bị xử phạt hành chính đến 20 triệu đồng?
Như đã phân tích ở trên, việc đốt hoặc xé giấy đăng ký kết hôn không những không thể làm cho quan hệ hôn nhân chấm dứt mà còn làm cho người thực hiện hành vi đó có thể bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng về hành vi hủy hoại giấy tờ hộ tịch (trong đó có giấy đăng ký kết hôn) (điểm a khoản 4 Điều 45 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).
Đồng thời, người vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy đăng ký kết hôn bị hủy hoại (điểm a khoản 5 Điều 45 Nghị định 82/2020/NĐ-CP và điểm a khoản 6 Điều 45 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).
Hiện nay, để thực hiện thủ tục ly hôn thì giấy đăng ký kết hôn là một trong những loại hồ sơ quan trọng để nộp vào Tòa án.
Cho nên, nếu đã xé hay đốt giấy đăng ký kết hôn thì ngoài việc có thể bị xử phạt còn làm cho thủ tục ly hôn trở nên khó khăn hơn.
Đơn phương ly hôn thì tài sản của vợ chồng có được chia hai không?
Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn được quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.
Như vậy, đơn phương ly hôn thì tài sản của vợ chồng vẫn được chia hai nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?