Động viên công nghiệp được hiểu như thế nào? Trong chuẩn bị động viên công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp được làm những việc gì?
Động viên công nghiệp được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo Điều 1 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003 quy định về Động viên công nghiệp như sau:
Động viên công nghiệp là huy động một phần hoặc toàn bộ năng lực sản xuất, sửa chữa của doanh nghiệp công nghiệp ngoài lực lượng vũ trang để sản xuất, sửa chữa trang bị cho Quân đội.
Động viên công nghiệp được chuẩn bị từ thời bình và thực hành động viên trong trường hợp động viên cục bộ, tổng động viên và trong chiến tranh.
Theo quy định trên, động viên công nghiệp là huy động một phần hoặc toàn bộ năng lực sản xuất, sửa chữa của doanh nghiệp công nghiệp ngoài lực lượng vũ trang để sản xuất, sửa chữa trang bị cho Quân đội.
Động viên công nghiệp được chuẩn bị từ thời bình và thực hành động viên trong trường hợp động viên cục bộ, tổng động viên và trong chiến tranh.
Trong chuẩn bị động viên công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp được làm những việc gì? (Hình từ Internet)
Để động viên công nghiệp cần chuẩn bị những gì?
Chuẩn bị động viên công nghiệp được hiểu là việc thực hiện các biện pháp nhằm tạo ra cơ sở vật chất để sẵn sàng sản xuất, sửa chữa trang bị cho Quân đội theo khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003.
Căn cứ theo Điều 8 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003 quy định về Chuẩn bị động viên công nghiệp bao gồm như sau:
Chuẩn bị động viên công nghiệp bao gồm:
1. Khảo sát, lựa chọn doanh nghiệp công nghiệp có khả năng sản xuất, sửa chữa trang bị;
2. Xây dựng kế hoạch động viên công nghiệp;
3. Giao chỉ tiêu động viên công nghiệp;
4. Hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị;
5. Quản lý, duy trì dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị;
6. Bồi dưỡng chuyên môn cho người lao động và diễn tập động viên công nghiệp;
7. Dự trữ vật tư.
Theo đó, để động viên công nghiệp cần chuẩn bị những việc sau:
- Khảo sát, lựa chọn doanh nghiệp công nghiệp có khả năng sản xuất, sửa chữa trang bị;
- Xây dựng kế hoạch động viên công nghiệp;
- Giao chỉ tiêu động viên công nghiệp;
- Hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị;
- Quản lý, duy trì dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị;
- Bồi dưỡng chuyên môn cho người lao động và diễn tập động viên công nghiệp;
- Dự trữ vật tư.
Chuẩn bị động viên công nghiệp cần tuân theo những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 4 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003 quy định như sau:
1. Chuẩn bị động viên công nghiệp và thực hành động viên công nghiệp phải tuân thủ mục đích sản xuất, sửa chữa trang bị cho Quân đội.
2. Việc xác định quy mô động viên công nghiệp phải phù hợp với nhu cầu sản xuất, sửa chữa trang bị của Quân đội và năng lực của doanh nghiệp công nghiệp.
3. Chuẩn bị động viên công nghiệp và thực hành động viên công nghiệp phải bảo đảm bí mật, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, đúng kế hoạch.
Như vậy, theo quy định trên, chuẩn bị động viên công nghiệp phải tuân thủ mục đích sản xuất, sửa chữa trang bị cho Quân đội.
Đồng thời, chuẩn bị động viên công nghiệp phải bảo đảm bí mật, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, đúng kế hoạch.
Trong chuẩn bị động viên công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp được làm những việc gì?
Căn cứ theo Điều 27 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003 quy định Trong chuẩn bị động viên công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp được:
Trong chuẩn bị động viên công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp được:
1. Bảo đảm đầy đủ, kịp thời tài liệu công nghệ và trang thiết bị để hoàn chỉnh dây chuyền;
2. Bảo đảm kịp thời, đúng chủng loại, chất lượng, số lượng các loại vật tư khi sản xuất thử và khi sản xuất, sửa chữa trang bị để duy trì năng lực dây chuyền;
3. Thanh toán và bảo đảm kinh phí đúng thời hạn;
4. Hưởng chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên, trong chuẩn bị động viên công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp được:
- Bảo đảm đầy đủ, kịp thời tài liệu công nghệ và trang thiết bị để hoàn chỉnh dây chuyền;
- Bảo đảm kịp thời, đúng chủng loại, chất lượng, số lượng các loại vật tư khi sản xuất thử và khi sản xuất, sửa chữa trang bị để duy trì năng lực dây chuyền;
- Doanh nghiệp công nghiệp được thanh toán và bảo đảm kinh phí đúng thời hạn;
- Hưởng chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Động viên công nghiệp không áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (theo Điều 2 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?