Động vật hoang dã thông thường gồm các loại nào? Nuôi nhốt động vật hoang dã thông thường có được không?
Động vật hoang dã thông thường gồm các loại nào?
Động vật hoang dã thông thường hay nói cách khác là động vật rừng thông thường được quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:
Động vật rừng thông thường là các loài động vật rừng thuộc các lớp thú, chim, bò sát, lưỡng cư và không thuộc: Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ ban hành hoặc Danh mục các loài thuộc Phụ lục CITES; Danh mục động vật được nuôi, thuần hoá thành vật nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi.
Động vật hoang dã thông thường (Hình từ Internet)
Nuôi nhốt động vật hoang dã thông thường có được không?
Về điều kiện nuôi động vật hoang dã thông thường anh có thể tham khảo quy định tại Điều 8 Nghị định 66/2016/NĐ-CP như sau:
Điều kiện nuôi động vật rừng thông thường
Tổ chức, cá nhân nuôi loài động vật thuộc Danh mục động vật rừng thông thường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Động vật rừng nuôi có nguồn gốc hợp pháp, từ một trong các nguồn: Khai thác từ tự nhiên trong nước; nhập khẩu; mua bán; chuyển nhượng; tặng, cho từ tổ chức, cá nhân khác; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật;
2. Cơ sở nuôi động vật rừng thông thường với số lượng lớp thú trên 20 cá thể; lớp bò sát trên 50 cá thể; lớp lưỡng cư trên 100 cá thể, khi xây dựng phải cách trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu 200 m.
Về nội dung này tại Điều 11 Nghị định 06/2019/NĐ-CP cũng có quy định:
Nuôi động vật rừng thông thường
Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Đảm bảo nguồn gốc động vật rừng nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật;
2. Đảm bảo an toàn cho con người; thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường, thú y;
3. Thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi vật nuôi quy định theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày đưa động vật rừng thông thường về cơ sở nuôi, tổ chức, cá nhân phải gửi thông báo cho cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, quản lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó quy định có yêu cầu khi nuôi động vật hoang dã thông thường sẽ phải có nguồn gốc hợp pháp. Trường hợp anh cho rằng anh mua động vật này từ người đi săn thì anh phải có căn cứ chứng minh.
Điều kiện nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp thế nào?
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 06/2019/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP và khoản 7 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP) thì:
Điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES không vì mục đích thương mại
1. Có phương án nuôi, trồng theo Mẫu số 04, Mẫu số 05, Mẫu số 06 và Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này
2. Cơ sở nuôi, trồng phù hợp với đặc tính sinh trưởng của loài được nuôi, trồng; đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi, trồng, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.
3. Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở nuôi, trồng hợp pháp khác.
4. Trong quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo Mẫu số 16, Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp, về môi trường cấp tỉnh.
Như vậy được phép nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp tuy nhiên phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có phương án nuôi, trồng
- Cơ sở nuôi, trồng phù hợp với đặc tính sinh trưởng của loài được nuôi, trồng; đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi, trồng, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.
- Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở nuôi, trồng hợp pháp khác.
- Trong quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng
- Định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp, về môi trường cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?