Đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay của người có quyền và lợi ích liên quan phải đảm bảo những nội dung nào?
- Quyết định áp dụng biện pháp bắt giữ tàu bay sẽ do cơ quan nhà nước nào ban hành?
- Đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay của người có quyền và lợi ích liên quan phải đảm bảo những nội dung nào?
- Tòa án nhân dân sẽ xem xét đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay của người có quyền và lợi ích liên quan đến tàu bay trong thời hạn bao lâu?
Quyết định áp dụng biện pháp bắt giữ tàu bay sẽ do cơ quan nhà nước nào ban hành?
Căn cứ Điều 44 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bắt giữ tàu bay như sau:
Bắt giữ tàu bay
1. Bắt giữ tàu bay là biện pháp mà Toà án áp dụng đối với tàu bay vì lợi ích của chủ nợ, chủ sở hữu, người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại hoặc những người khác có quyền và lợi ích đối với tàu bay theo quy định tại khoản 2 Điều này, trừ việc bắt giữ tàu bay để thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc bắt giữ tàu bay có thể áp dụng đối với bất kỳ tàu bay nào của cùng một chủ sở hữu.
2. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu bay hạ cánh quyết định bắt giữ tàu bay theo yêu cầu bằng văn bản của chủ sở hữu hoặc của chủ nợ trong trường hợp tàu bay là tài sản bảo đảm cho khoản nợ của chủ nợ hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại do tàu bay đang bay gây ra hoặc những người có quyền và lợi ích đối với tàu bay theo quy định của Luật này.
...
Theo đó, quyết định bắt giữ tàu bay sẽ do Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu bay hạ cánh ban hành theo yêu cầu bằng văn bản của:
- Chủ sở hữu hoặc của chủ nợ trong trường hợp tàu bay là tài sản bảo đảm cho khoản nợ của chủ nợ hoặc
- Người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại do tàu bay đang bay gây ra;
- Những người có quyền và lợi ích đối với tàu bay.
Việc bắt giữ tàu bay có thể áp dụng đối với bất kỳ tàu bay nào của cùng một chủ sở hữu.
Đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay đối với người có quyền và lợi ích liên quan phải đảm bảo những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay của người có quyền và lợi ích liên quan phải đảm bảo những nội dung nào?
Căn cứ Điều 15 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay 2010 quy định về nội dung của đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay như sau:
Đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay
1. Người yêu cầu bắt giữ tàu bay phải làm đơn yêu cầu. Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
b) Tên Tòa án nhận đơn yêu cầu;
c) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người yêu cầu bắt giữ tàu bay;
d) Cảng hàng không, sân bay nơi tàu bay hạ cánh;
đ) Quốc tịch, số hiệu đăng ký, kiểu loại tàu bay và các đặc điểm khác của tàu bay bị yêu cầu bắt giữ;
e) Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay, người khai thác tàu bay;
g) Lý do yêu cầu bắt giữ tàu bay;
h) Dự kiến thiệt hại, chi phí có thể phát sinh do việc bắt giữ tàu bay;
i) Thời hạn yêu cầu bắt giữ tàu bay.
2. Trường hợp người yêu cầu bắt giữ tàu bay không biết chính xác, đầy đủ các nội dung quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này thì ghi những gì mà mình biết có liên quan đến những vấn đề đó.
Như vậy, đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay của người có quyền và lợi ích liên quan đến tàu bay phải đảm bảo có những nội dung chủ yếu như ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu; tên Tòa án nhận đơn yêu cầu; tên, địa chỉ và quốc tịch của người yêu cầu bắt giữ tàu bay;...và các thông tin khác theo quy định pháp luật nêu trên.
Tòa án nhân dân sẽ xem xét đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay của người có quyền và lợi ích liên quan đến tàu bay trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ Điều 18 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay 2010 quy định về thời hạn xem xét đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay như sau:
Xem xét đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay
1. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Thẩm phán phải xem xét đơn và ra một trong các quyết định sau đây:
a) Thụ lý đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay nếu xét thấy có đủ điều kiện để ra quyết định bắt giữ tàu bay, yêu cầu người nộp đơn thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu bay và nộp lệ phí bắt giữ tàu bay;
b) Trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay nếu xét thấy không đủ điều kiện để ra quyết định bắt giữ tàu bay hoặc việc giải quyết đơn không thuộc thẩm quyền của Tòa án.
2. Trường hợp quyết định trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay, Tòa án phải cấp hoặc gửi ngay quyết định đó cùng đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người yêu cầu bắt giữ tàu bay.
Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Toàn án nhân dân (Thẩm phán) sẽ tiến hành xem xét và đưa ra quyết định thụ lý đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay nếu xét thấy có đủ điều kiện để ra quyết định bắt giữ tàu bay.
Người nộp đơn yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu bay và nộp lệ phí bắt giữ tàu bay.
Trường hợp nếu xét thấy không đủ điều kiện để ra quyết định bắt giữ tàu bay hoặc việc giải quyết đơn không thuộc thẩm quyền của Tòa án thì Toàn án nhân dân sẽ trả lại đơn yêu cầu. Đồng thời,Tòa án sẽ cấp hoặc gửi ngay quyết định đó cùng đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người yêu cầu bắt giữ tàu bay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?