Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được phân loại như thế nào?
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được phân loại như thế nào?
- Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội là gì?
- Có giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội hoạt động không hiệu quả không?
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được phân loại như thế nào?
(1) Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo chức năng, nhiệm vụ
* Đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước
- Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng nghiên cứu phục vụ hoạch định chiến lược và xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội;
- Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thông tin về ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội;
- Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện các chức năng khác phục vụ quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
* Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công
- Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo danh mục được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
* Đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công là đơn vị thực hiện một hoặc nhiều chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước và một hoặc nhiều chức năng, nhiệm vụ đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.
(Theo Điều 4 Thông tư 08/2024/TT-BLĐTBXH)
(2) Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo theo cơ quan có thẩm quyền thành lập, gồm:
- Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu cơ quan do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.
- Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo quyết định của cơ quan khác theo quy định của pháp luật và phân cấp của cấp có thẩm quyền.
(Theo Điều 5 Thông tư 08/2024/TT-BLĐTBXH)
(3) Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo theo mức tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, gồm
- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên;
- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;
- Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
(Theo Điều 6 Thông tư 08/2024/TT-BLĐTBXH)
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được phân loại như thế nào? (hình từ internet)
Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội là gì?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 08/2024/TT-BLĐTBXH quy định về điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập
1. Việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
2. Ngoài các điều kiện chung quy định tại khoản 1 Điều này, việc thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội còn phải đáp ứng điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP thì việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Đáp ứng đủ tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước;
- Đảm bảo số lượng người làm việc tối thiểu là 15 người (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu được thành lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành).
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, khi thành lập các đơn vị này thì số lượng người làm việc là viên chức tối thiểu được xác định theo Đề án thành lập. Đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp thì số lượng người làm việc tối thiểu bao gồm viên chức và người làm chuyên môn, nghiệp vụ theo chế độ hợp đồng lao động.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài thì số lượng người làm việc do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.
- Có trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài: Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP, cần bảo đảm phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại về việc thành lập và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
Có giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội hoạt động không hiệu quả không?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 08/2024/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nguyên tắc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập
Việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi là Nghị định số 120/2020/NĐ-CP).
Dẫn chiếu đến Điều 4 Nghị định 120/2020/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
...
3. Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả thì tổ chức lại hoặc giải thể. Việc tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập không được làm tăng thêm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm thực hiện đúng quy định về số lượng cấp phó của đơn vị và thực hiện tinh giản biên chế theo quy định.
Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội hoạt động không hiệu quả hoạt động không hiệu quả thì tổ chức lại hoặc giải thể đơn vị sự nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?