Đơn vị nào có trách nhiệm thụ lý thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự theo quy định?
Đơn vị nào có trách nhiệm thụ lý thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự theo quy định?
Căn cứ khoản 4 Mục 1 Phần III Quy trình Tổ chức thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 273/QĐ-TCTHADS năm 2017 quy định về việc phân công trách nhiệm thụ lý thi hành án như sau:
Phân công trách nhiệm thụ lý thi hành án
4.1 Việc thụ lý thi hành án là giai đoạn đầu tiên của quy trình tổ chức thi hành án, do Văn phòng Cục (bộ phận thụ lý) chịu trách nhiệm chính, tham mưu cho Cục trưởng thực hiện. Tại Chi cục do Thẩm tra viên Chi cục, trường hợp Chi cục không có chức danh Thẩm tra viên thì Thư ký thi hành án Chi cục (gọi tắt là Thư ký) tham mưu cho Chi cục trưởng thực hiện.
4.2 Nội dung công việc bao gồm:
a) Tiếp nhận yêu cầu thi hành án; tiếp nhận bản án; tiếp nhận hồ sơ ủy thác thi hành án;
b) Kiểm tra, xử lý yêu cầu thi hành án, bản án, hồ sơ ủy thác thi hành án;
c) Soạn thảo, ký, phát hành quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành án.
d) Thực hiện các công việc cần thiết khác theo quy định.
...
Như vậy, theo quy định thì việc thụ lý thi hành án là giai đoạn đầu tiên của quy trình tổ chức thi hành án, do Văn phòng Cục (bộ phận thụ lý) chịu trách nhiệm chính, tham mưu cho Cục trưởng cục Thi hành án dân sự thực hiện.
Tại Chi cục thì do Thẩm tra viên Chi cục thực hiện, trường hợp Chi cục không có chức danh Thẩm tra viên thì Thư ký thi hành án Chi cục tham mưu cho Chi cục trưởng cục Thi hành án dân sự thực hiện.
Đơn vị nào có trách nhiệm thụ lý thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự theo quy định? (Hình từ Internet)
Thời hạn thực hiện thụ lý thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự là bao lâu?
Căn cứ khoản 4 Mục 1. Phần III Quy trình Tổ chức thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 273/QĐ-TCTHADS năm 2017 quy định về phân công trách nhiệm thụ lý thi hành án như sau:
Phân công trách nhiệm thụ lý thi hành án
4.1 Việc thụ lý thi hành án là giai đoạn đầu tiên của quy trình tổ chức thi hành án, do Văn phòng Cục (bộ phận thụ lý) chịu trách nhiệm chính, tham mưu cho Cục trưởng thực hiện. Tại Chi cục do Thẩm tra viên Chi cục, trường hợp Chi cục không có chức danh Thẩm tra viên thì Thư ký thi hành án Chi cục (gọi tắt là Thư ký) tham mưu cho Chi cục trưởng thực hiện.
4.2 Nội dung công việc bao gồm:
a) Tiếp nhận yêu cầu thi hành án; tiếp nhận bản án; tiếp nhận hồ sơ ủy thác thi hành án;
b) Kiểm tra, xử lý yêu cầu thi hành án, bản án, hồ sơ ủy thác thi hành án;
c) Soạn thảo, ký, phát hành quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành án.
d) Thực hiện các công việc cần thiết khác theo quy định.
4.3 Thời hạn thực hiện: 05 ngày làm việc. Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì thực hiện ngay; đối với quyết định của Tòa án giải quyết phá sản thì thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu thi hành án, bản án.
Như vậy, theo quy định thì thời hạn thực hiện thụ lý thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự là 05 ngày làm việc.
Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì thực hiện ngay;
Đối với quyết định của Tòa án giải quyết phá sản thì thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu thi hành án, bản án.
Việc tiếp nhận yêu cầu thi hành án do ai chịu trách nhiệm chính?
Căn cứ khoản 5 Mục 1. Phần III Quy trình Tổ chức thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 273/QĐ-TCTHADS năm 2017 quy định về việc tiếp nhận yêu cầu thi hành án, bản án, hồ sơ ủy thác thi hành án như sau:
Tiếp nhận yêu cầu thi hành án, bản án, hồ sơ ủy thác thi hành án
5.1 Việc tiếp nhận yêu cầu thi hành án, bản án do Thẩm tra viên hoặc Thư ký chịu trách nhiệm chính. Văn thư, công chức phụ trách bộ phận một cửa có trách nhiệm phối hợp thực hiện.
5.2 Nội dung công việc bao gồm:
a) Tiếp nhận trực tiếp (từ bộ phận một cửa). Viết Phiếu nhận đơn hoặc hướng dẫn cho người yêu cầu, lập biên bản ghi nhận yêu cầu thi hành án trong trường hợp người yêu cầu trực tiếp trình bày bằng lời nói.
Trường hợp tiếp nhận trực tuyến thì thực hiện những công việc quy định tại Quy trình hỗ trợ trực tuyến yêu cầu thi hành án. Trường hợp tiếp nhận qua đường bưu điện thì Văn thư tiếp nhận, vào Sổ công văn đến rồi chuyển ngay cho Thẩm tra viên hoặc Thư ký được phân công.
b) Vào Sổ nhận yêu cầu thi hành án, Sổ nhận bản án, quyết định, sổ nhận quyết định ủy thác.
5.3 Thời hạn thực hiện: Ngay trong ngày tiếp nhận.
5.4 Thực hiện các công việc cần thiết khác theo quy định.
Như vậy, theo quy định thì việc tiếp nhận yêu cầu thi hành án do Thẩm tra viên hoặc Thư ký chịu trách nhiệm chính.
Văn thư, công chức phụ trách bộ phận một cửa có trách nhiệm phối hợp thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?