Đơn vị kế toán nào thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính? Phụ cấp trách nhiệm công việc của kế toán trưởng trong đơn vị kế toán thuộc Bộ Tài chính là bao nhiêu?
Có các đơn vị kế toán nào thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính?
Căn cứ theo Điều 1 Quy định về thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế và phụ cấp trách nhiệm công việc của kế toán trưởng, phụ trách kế toán tại các đơn vị kế toán thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 875/QĐ-BTC năm 2019 thì đơn vị kế toán thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính, gồm:
(1) Đơn vị có nhiệm vụ kế toán thu, chi ngân sách nhà nước các cấp:
- Cấp trung ương, gồm: Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan;
- Cấp tỉnh, gồm: Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố, Sở giao dịch Kho bạc Nhà nước; Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố; Cục Thuế tỉnh, thành phố;
- Cấp huyện, gồm: Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thành phố, thị xã; Chi cục Thuế quận, huyện, thành phố, thị xã, khu vực; Chi cục Hải quan.
(2) Đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý dự trữ quốc gia, gồm: Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, Chi cục Dự trữ Nhà nước khu vực.
(3) Đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý nợ công; Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước.
(4) Đơn vị kế toán theo cấp dự toán:
- Đơn vị dự toán cấp I: Bộ Tài chính (Bộ trưởng Bộ Tài chính là chủ tài khoản. Cục Kế hoạch - Tài chính là đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ đơn vị dự toán cấp I);
- Đơn vị dự toán ngân sách:
+ Đơn vị dự toán ngân sách thuộc Bộ (đơn vị dự toán cấp II) là đơn vị được Bộ Tài chính (đơn vị dự toán cấp I) giao dự toán ngân sách, gồm: Tổng cục Thuế, KBNN, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (gọi chung là các Tổng cục) và các đơn vị thuộc Bộ, trực thuộc Bộ có từ hai đơn vị trực thuộc trở lên là đơn vị sử dụng ngân sách (đơn vị dự toán cấp III).
+ Đơn vị dự toán ngân sách thuộc các Tổng cục (đơn vị dự toán cấp II thuộc Tổng cục) là đơn vị được Tổng cục giao dự toán ngân sách, gồm: Cục Thuế, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực và các đơn vị thuộc Tổng cục có từ hai đơn vị trực thuộc trở lên là đơn vị sử dụng ngân sách (đơn vị dự toán cấp III).
- Đơn vị sử dụng ngân sách (đơn vị dự toán cấp III):
+ Đơn vị sử dụng ngân sách (đơn vị dự toán cấp III) thuộc Bộ là đơn vị được Bộ Tài chính (đơn vị dự toán cấp I) giao trực tiếp quản lý, sử dụng ngân sách, gồm: Các Cục thuộc Bộ (đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách), Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ Tài chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Cục Kế hoạch - Tài chính, các Trường Đại học, Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính,...
+ Đơn vị sử dụng ngân sách (đơn vị dự toán cấp III) thuộc các Tổng cục là đơn vị được Tổng cục giao trực tiếp quản lý, sử dụng ngân sách, gồm: các Cục thuộc Tổng cục (đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách), Vụ (Cục) Tài vụ - Quản trị; Văn phòng Tổng cục, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng của Tổng cục, Trường (Trung tâm), Báo (Tạp chí),...
+ Đơn vị sử dụng ngân sách (đơn vị dự toán cấp III) thuộc các Cục thuộc Bộ và thuộc các Cục thuộc Tổng cục là các đơn vị được Cục giao trực tiếp quản lý sử dụng ngân sách, gồm: đơn vị sự nghiệp thuộc Cục, Chi cục...
Phụ cấp trách nhiệm công việc của kế toán trưởng trong đơn vị kế toán thuộc Bộ Tài chính là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Phụ cấp trách nhiệm công việc của kế toán trưởng trong đơn vị kế toán thuộc Bộ Tài chính là bao nhiêu?
Tại Điều 5 Quy định về thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế và phụ cấp trách nhiệm công việc của kế toán trưởng, phụ trách kế toán tại các đơn vị kế toán thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 875/QĐ-BTC năm 2019 có nêu:
Phụ cấp trách nhiệm công việc của kế toán trưởng, phụ trách kế toán, bố trí phụ trách kế toán:
1. Người được bổ nhiệm kế toán trưởng được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc là 0,2 so với mức lương cơ sở.
2. Người được bổ nhiệm phụ trách kế toán hoặc được bố trí phụ trách kế toán được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc là 0,1 so với mức lương cơ sở.
3. Trường hợp kế toán trưởng, phụ trách kế toán đồng thời được bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo khác trong đơn vị thì ngoài hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc của kế toán trưởng, phụ trách kế toán còn được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy tại các đơn vị kế toán thuộc Bộ Tài chính người được bổ nhiệm kế toán trưởng được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc là 0,2 so với mức lương cơ sở.
Trường hợp kế toán trưởng đồng thời được bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo khác trong đơn vị thì ngoài hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc của kế toán trưởng, phụ trách kế toán còn được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo quy định của pháp luật hiện hành.
Mức lương cơ sở để tính phụ cấp trách nhiệm cho kế toán trưởng trong đơn vị kế toán thuộc Bộ Tài chính hiện nay là bao nhiêu?
Về mức lương cơ sở hiện nay được quy định tại Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) quy định như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
3. Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII; mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân năm 2022 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương theo ngạch, bậc khi nâng bậc, nâng ngạch).
4. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Như vậy mức lương cơ sở để tính phụ cấp trách nhiệm cho kế toán trưởng trong đơn vị kế toán thuộc Bộ Tài chính từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 là 1.800.000 đồng.
Trước đây, Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ ngày 01/07/2023) như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?