Đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp có những nhiệm vụ như thế nào? Thủ tục giải quyết khiếu nại như thế nào?
Đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp có những nhiệm vụ như thế nào?
Đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp có những nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (sau đây gọi là Quy chế) Ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 22/06/2023) như sau:
Nhiệm vụ và thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp
1. Nhiệm vụ của đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại
a) Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khác tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các khiếu nại thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình, bao gồm:
- Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền; kết quả giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thủ tục phá sản;
- Khiếu nại theo quy định tại các điểm b, c và d khoản này hoặc khiếu nại khác theo quy định của pháp luật khi được Viện trưởng giao.
b) Đơn vị kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng giải quyết các khiếu nại thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình, bao gồm:
- Khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;
- Khiếu nại hành vi, quyết định quản lý, giáo dục phạm nhân của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân;
- Khiếu nại hành vi, quyết định của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình; hành vi, quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền; kết quả giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền trong kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.
c) Đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các khiếu nại hành vi, quyết định của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình; hành vi, quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền; kết quả giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền trong kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, thi hành án của thủ tục phá sản.
d) Các đơn vị nghiệp vụ khác có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các khiếu nại thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình, bao gồm:
- Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình trong thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
- Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra cùng cấp, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam.
- Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Thủ trưởng Cơ quan điều tra cùng cấp, cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra cùng cấp đã được Viện kiểm sát phê chuẩn; kết quả giải quyết của Thủ trưởng Cơ quan điều tra cùng cấp đối với khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của cán bộ điều tra, Điều tra viên, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; kết quả giải quyết của cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cấp phó, cán bộ điều tra.
...
Trước đây, đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp có những nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (sau đây gọi là Quy chế) Ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 năm 2016 (Hết hiệu lực từ ngày 22/06/2023) như sau:
Nhiệm vụ và thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp
1. Nhiệm vụ của đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại
a. Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khác tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các khiếu nại thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình, bao gồm:
- Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền; kết quả giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính;
- Khiếu nại theo quy định tại các điểm b, c và d khoản này hoặc khiếu nại khác theo quy định của pháp luật khi được Viện trưởng giao.
b. Đơn vị Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng giải quyết các khiếu nại thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình, bao gồm:
- Khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;
- Khiếu nại hành vi, quyết định quản lý, giáo dục phạm nhân của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân;
- Khiếu nại hành vi, quyết định của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình; hành vi, quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền; kết quả giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền trong kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.
c. Đơn vị Kiểm sát thi hành án dân sự có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các khiếu nại hành vi, quyết định của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình; hành vi, quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền; kết quả giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền trong kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.
d. Các đơn vị nghiệp vụ khác có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các khiếu nại thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình, bao gồm:
- Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình trong thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
- Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra cùng cấp, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam.
- Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Thủ trưởng Cơ quan điều tra cùng cấp, cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra cùng cấp đã được Viện kiểm sát phê chuẩn; kết quả giải quyết của Thủ trưởng Cơ quan điều tra cùng cấp đối với khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của cán bộ điều tra, Điều tra viên, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; kết quả giải quyết của cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của của cấp phó, cán bộ điều tra.
...
Như vậy, nhiệm vụ của đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp theo quy định cụ thể trên.
Giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp (Hình từ Internet)
Trách nhiệm phối hợp trong giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp được quy định như thế nào?
Trách nhiệm phối hợp trong giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp được quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 22/06/2023) như sau:
Nhiệm vụ và thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp
...
2. Trách nhiệm phối hợp trong giải quyết khiếu nại
a) Theo đề nghị của đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại, các đơn vị nghiệp vụ khác và Viện kiểm sát cấp dưới có nhiệm vụ:
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;
- Giải trình bằng văn bản với người có thẩm quyền giải quyết về hành vi, quyết định bị khiếu nại; trường hợp Viện kiểm sát cấp dưới hoặc cơ quan có thẩm quyền khác giải trình, thì các đơn vị nghiệp vụ khác có ý kiến bằng văn bản đối với việc giải trình;
- Tham gia xác minh nội dung khiếu nại;
- Thẩm định nội dung khiếu nại và chứng cứ, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;
- Phối hợp thực hiện các thủ tục khác của việc giải quyết khiếu nại.
b) Các đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại theo quy định tại các điểm b, c, và d khoản 1 Điều này có trách nhiệm thông báo việc thụ lý và kết quả giải quyết khiếu nại về Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp cùng cấp để theo dõi, tổng hợp chung.
...
Trách nhiệm phối hợp trong giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp được quy định cụ thể trên.
Trước đây, trách nhiệm phối hợp trong giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp được quy định tại khoản 2 Điều 13 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 năm 2016 (Hết hiệu lực từ ngày 22/06/2023) quy định như sau:
Nhiệm vụ và thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp
...
2. Trách nhiệm phối hợp trong giải quyết khiếu nại
a. Theo đề nghị của đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại, các đơn vị nghiệp vụ khác và Viện kiểm sát cấp dưới có nhiệm vụ:
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;
- Giải trình bằng văn bản với người có thẩm quyền giải quyết về hành vi, quyết định bị khiếu nại; trường hợp Viện kiểm sát cấp dưới hoặc cơ quan có thẩm quyền khác giải trình, thì các đơn vị nghiệp vụ khác có ý kiến bằng văn bản đối với việc giải trình;
- Tham gia xác minh nội dung khiếu nại;
- Thẩm định nội dung khiếu nại và chứng cứ, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;
- Phối hợp thực hiện các thủ tục khác của việc giải quyết khiếu nại.
b. Các đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại theo quy định tại các điểm b, c, và d khoản 1 Điều này có trách nhiệm thông báo việc thụ lý và kết quả giải quyết khiếu nại về đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp cùng cấp để theo dõi, tổng hợp chung.
Theo quy định trên, theo đề nghị của đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại, các đơn vị nghiệp vụ khác và Viện kiểm sát cấp dưới có nhiệm vụ:
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;
- Giải trình bằng văn bản với người có thẩm quyền giải quyết về hành vi, quyết định bị khiếu nại; trường hợp Viện kiểm sát cấp dưới hoặc cơ quan có thẩm quyền khác giải trình, thì các đơn vị nghiệp vụ khác có ý kiến bằng văn bản đối với việc giải trình;
- Tham gia xác minh nội dung khiếu nại;
- Thẩm định nội dung khiếu nại và chứng cứ, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;
- Phối hợp thực hiện các thủ tục khác của việc giải quyết khiếu nại.
Các đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại theo quy định tại các điểm b, c, và d khoản 1 nêu trên có trách nhiệm thông báo việc thụ lý và kết quả giải quyết khiếu nại về đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp cùng cấp để theo dõi, tổng hợp chung.
Thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp như thế nào?
Thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp được quy định tại khoản 3 Điều 12 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 22/06/2023) như sau:
Nhiệm vụ và thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp
...
3. Thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp
Thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật và của Ngành trong từng lĩnh vực.
Việc sử dụng các văn bản trong quá trình giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp phải theo mẫu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
Như vậy, thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật và của Ngành trong từng lĩnh vực.
Việc sử dụng các văn bản trong quá trình giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp phải theo mẫu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
Trước đây, thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp thực hiện theo khoản 3 Điều 13 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 năm 2016 (Hết hiệu lực từ ngày 22/06/2023) quy định như sau:
Nhiệm vụ và thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp
...
3. Thủ tục giải quyết khiếu nại
a. Ban hành quyết định phân công người xác minh khiếu nại; việc xác minh phải có kế hoạch xác minh được phê duyệt; kết thúc xác minh phải có báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại và đề xuất hướng giải quyết khiếu nại.
b. Ban hành văn bản yêu cầu cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan giải trình bằng văn bản về hành vi, quyết định bị khiếu nại.
c. Ban hành văn bản đề nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra.
d. Trong trường hợp kết quả xác minh nội dung khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại còn khác nhau, thì phải tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ và phải được lập biên bản; kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
đ. Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại phải được gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền.
e. Trong trường hợp người khiếu nại rút khiếu nại thì ban hành quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại.
g. Việc sử dụng các văn bản trong quá trình giải quyết khiếu nại phải theo mẫu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
h. Việc giải quyết khiếu nại phải được lập hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải có đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại (nếu có); quyết định phân công người xác minh; kế hoạch xác minh; tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp; báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại; biên bản tổ chức đối thoại (nếu có); quyết định giải quyết khiếu nại hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại (nếu có); các tài liệu khác có liên quan. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và lưu trữ theo quy định của pháp luật.
Thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?