Đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi thì hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là bao nhiêu?
- Chương trình khuyến mại mang tính may rủi có bắt buộc phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận trước khi thực hiện hay không?
- Hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi?
- Bằng chứng xác định trúng thưởng của chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải đáp ứng những điều kiện nào?
Chương trình khuyến mại mang tính may rủi có bắt buộc phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận trước khi thực hiện hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 81/2018/NĐ-CP về đăng ký hoạt động khuyến mịa như sau:
Đăng ký hoạt động khuyến mại
1. Thương nhân thực hiện thủ tục hành chính đăng ký hoạt động khuyến mại và phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận trước khi thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức quy định tại Điều 13 Nghị định này và các hình thức khác theo quy định tại Khoản 9 Điều 92 Luật thương mại.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Sở Công Thương đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi thực hiện trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Bộ Công Thương đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi thực hiện trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên và chương trình khuyến mại theo các hình thức khác.
3. Thương nhân được lựa chọn một trong các cách thức đăng ký sau:
a) Nộp 01 hồ sơ đăng ký qua đường bưu điện đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Nộp 01 hồ sơ đăng ký trực tiếp tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp.
4. Hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bao gồm:
a) 01 Đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) 01 Thể lệ chương trình khuyến mại theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định;
c) Mẫu bằng chứng xác định trúng thưởng hoặc mô tả chi tiết về bằng chứng xác định trúng thưởng;
d) 01 Bản sao không cần chứng thực giấy tờ về chất lượng của hàng hóa khuyến mại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải thực hiện thủ tục hành chính đăng ký hoạt động khuyến mại và phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận trước khi thực hiện chương trình khuyến mại
Hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi?
Hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 81/2018/NĐ-CP về hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại như sau:
Hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại
1. Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng các hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại, Điều 8, Khoản 2 Điều 9, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Nghị định này.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 13 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định về hình thức khuyến mại Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố (chương trình khuyến mại mang tính may rủi).
Như vậy, hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa dùng để khuyến mại không áp dụng đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi.
Bằng chứng xác định trúng thưởng của chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 81/2018/NĐ-CP về Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố (chương trình khuyến mại mang tính may rủi) như sau:
Theo đó, Bằng chứng xác định trúng thưởng của chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải tuân thủ các điều kiện sau:
- Được thể hiện dưới dạng vật chất (vé số, phiếu, thẻ dự thưởng; phiếu rút thăm, bốc thăm, quay số; thẻ, tem, phiếu cào; tem, phiếu trúng thưởng; nắp, nút, đáy, vỏ, thân của bao bì sản phẩm hoặc của sản phẩm; chính giải thưởng) hoặc thông điệp dữ liệu (tin nhắn; thư điện tử; mã code, mã giao dịch, mã khách hàng, mã sản phẩm) hoặc các hình thức khác có giá trị tương đương để làm căn cứ cho việc xác định trúng thưởng qua cách thức ngẫu nhiên;
- Có hình thức khác với xổ số do nhà nước độc quyền phát hành và không được sử dụng kết quả xổ số của Nhà nước để làm kết quả xác định trúng thưởng.
Tóm lại, hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa dùng để khuyến mại không áp dụng đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?