Đối tượng nào sẽ được trang bị, bố trí hệ thống chữa cháy tự động theo quy định pháp luật? Những thiết bị nào thuộc hệ thống chữa cháy?

Tôi muốn tìm hiểu về vấn đề là những thiết bị nào sẽ thuộc hệ thống chữa cháy? Đối tượng nào sẽ được trang bị, bố trí hệ thống chữa cháy tự động vậy? Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!

Những thiết bị nào thuộc hệ thống chữa cháy?

Căn cứ theo Phụ lục VI Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:

"[...]
6. Thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy (bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt): Tủ điều khiển chữa cháy; chuông, còi, đèn, bảng cảnh báo xả chất chữa cháy; van báo động, van tràn ngập, van giám sát, van chọn vùng, công tắc áp lực, công tắc dòng chảy; ống phi kim loại dùng trong hệ thống cấp nước chữa cháy tự động, ống mềm dùng cho đầu phun chữa cháy; họng tiếp nước chữa cháy (họng chờ), đầu phun chất chữa cháy các loại; chai, thiết bị chứa khí, sol-khí, bột, bọt chữa cháy các loại."

Hệ thống chữa cháy

Hệ thống chữa cháy

Đối tượng nào sẽ được trang bị, bố trí hệ thống chữa cháy tự động?

Căn cứ theo Mục 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 quy định như sau:

"7.1 Trang bị, bố trí hệ thống chữa cháy tự động
7.1.1 Hệ thống chữa cháy tự động phải được trang bị cho nhà và công trình quy định tại Phụ lục C. Việc trang bị hệ thống chữa cháy tự động cho nhà và công trình khác căn cứ trên cơ sở phân tích mức độ nguy hiểm cháy và các yếu tố khác liên quan đến việc bảo vệ con người và tài sản.
Trong nhà và công trình quy định tại Phụ lục C cần phải trang bị hệ thống chữa cháy tự động cho toàn bộ các phòng, không phụ thuộc vào diện tích, trừ các khu vực sau: Khu vực ẩm ướt (phòng tắm, vệ sinh, buồng lạnh, khu rửa…)
Cầu thang bộ.
Khu vực không có nguy hiểm về cháy."

Phụ lục C (Quy định)

Nhà và công trình trang bị hệ thống chữa cháy tự động

Số TT

Đối tượng trang bị

Yêu cầu, chỉ số định mức

1.

Nhà


1.1.

Nhà kho chứa:

- Vật liệu và sản phẩm gốc xenlulô, diêm, kim loại kiềm;

- Len, dạ, da, kim loại và đá quý;

- Phim, ảnh, băng hình trong bao bì không cháy với khối lượng bảo quản từ 200 kg trở lên, còn trong bao bì cháy được với bất kỳ khối lượng nào;

- Vật tư linh kiện bán dẫn, vi mạch và linh kiện điện tử khác;

- Động cơ, máy, thiết bị dự trữ trong đó có nhiên liệu và dầu mỡ;

- Vật liệu, hàng hóa thuộc hạng sản xuất C về nguy hiểm cháy bảo quản trên giá cao từ 5,5m trở lên

Không phụ thuộc vào diện tích xây dựng và số tầng

1.2.

Nhà kho bảo quản cao su tự nhiên, cao su nhân tạo và các sản phẩm từ cao su.

1.2.1.

Nhà 1 tầng

Tổng diện tích xây dựng từ 750m2 trở lên

1.2.2.

Nhà từ 2 tầng trở lên

Không phụ thuộc vào diện tích xây dựng

1.3.

Nhà kho cao từ 2 tầng trở lên bảo quản vật liệu, hàng hóa thuộc hạng sản xuất C về nguy hiểm cháy (trừ những trường hợp đã quy định tại các điểm 1.1 và 1.2)

Không phụ thuộc vào diện tích xây dựng

1.4.

Nhà lưu trữ, thư viện, bảo quản tài liệu thống kê, tài liệu lịch sử viết tay và các tài liệu quý khác

Không phụ thuộc vào diện tích xây dựng

1.5.

Nhà cao từ 25m trở lên (trừ nhà sản xuất hạng sản xuất D và E)

Không phụ thuộc vào diện tích

1.6.

Nhà khung thép mái tôn 1 tầng:

1.6.1.

Công cộng(*), tập thể, dân dụng

Diện tích từ 800m2 trở lên

1.6.2.

Thương mại(**) - hành chính

Diện tích từ 1.200m2 trở lên

1.7.

Nhà chuyên doanh thương mại(**) (không lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động tại các khu vực bảo quản và chuẩn bị thịt, cá, hoa quả, rau trong bao bì không cháy; bát đĩa kim loại, vật liệu không cháy):

1.7.1.

Ngầm dưới đất

Diện tích từ 200m2 trở lên

1.7.2.

Nhà 1 tầng (trừ đối tượng đã nêu tại điểm 1.6)

Diện tích từ 3.500m2 trở lên.

1.7.3.

Nhà 2 tầng

Diện tích từ 3.500m2 trở lên

1.7.4.

Nhà cao trên 3 tầng

Không phụ thuộc vào diện tích

1.7.5.

Nhà chuyên kinh doanh các chất lỏng dễ bắt cháy và dễ cháy (trừ trạm xăng ô tô và hàng dung dịch đựng trong các can, mỗi can có dung tích không lớn hơn 20 lít)

Không phụ thuộc vào diện tích

1.8.

Nhà và tổ hợp văn hóa (kể cả tổ hợp văn hóa trong các tổ hợp nhà sản xuất, nhà kho và nhà ở)

Không phụ thuộc vào diện tích và số tầng

1.9.

Nhà triển lãm, quảng cáo:

1.9.1.

Nhà 1 tầng

Diện tích từ 1.000m2 trở lên

1.9.2.

Nhà 2 tầng trở lên

Không phụ thuộc vào diện tích

2.

Công trình


2.1.

Công trình cáp (hầm, máng, đường hầm, giếng, sàn 2 lớp, giàn, khoang… sử dụng để đi cáp điện lực hoặc cáp thông tin) của nhà máy điện

Không phụ thuộc vào diện tích

2.2.

Công trình cáp khác có điện áp từ 500 KV trở lên

Không phụ thuộc vào diện tích

2.3.

Công trình cáp điện áp 110 KV đấu nối với máy biến áp có công suất từ 63 KVA trở lên

Không phụ thuộc vào diện tích

2.4.

Công trình cáp nối của nhà sản xuất và nhà dân dụng

Trên 100m3

2.5.

Hầm cáp hỗn hợp của nhà sản xuất và nhà dân dụng trong đó đặt cáp hoặc dây dẫn có điện áp 220V, thể tích hầm cáp trên 100m3 với số lượng sợi cáp:

Từ 12 sợi trở lên

2.6.

Băng tải kín hoặc hở vận chuyển nguyên vật liệu dễ cháy

Dài từ 25 m trở lên

2.7.

Trên trần treo (phần không gian kỹ thuật) để đi ống thông gió, ống cấp nước và máng cáp có trên 12 sợi cáp, điện áp từ 220V trở lên cách điện bằng vật liệu cháy và khó cháy (bao gồm cả đi chung trên cùng giá đỡ)

Không phụ thuộc vào diện tích và thể tích

2.8.

Cửa hàng xăng dầu và bể chứa chất lỏng dễ cháy và chất lỏng cháy

Theo TCVN 5307, TCVN 4530, TCVN 5684.

3.

Phòng, buồng


Sử dụng làm kho, sản xuất


3.1.

Thuộc hạng sản xuất A và B (trừ nhà chế biến và bảo quản nông sản dạng hạt)

3.2.

Chứa, bảo quản, sản xuất vật liệu và sản phẩm cao su, gỗ (xenlulô), diêm, kim loại kiềm, vật tư linh kiện bán dẫn, vi mạch và linh kiện điện tử khác. Vật liệu và sản phẩm từ len, dạ, da; phim, ảnh, băng hình làm từ vật liệu cháy được.

Diện tích từ 300 m2 trở lên

3.3.

Thuộc hạng sản xuất C (trừ những trường hợp đã nêu tại điểm 3.2):

Không phụ thuộc vào diện tích

3.3.1.

Ở tầng lửng hoặc tầng hầm

Không phụ thuộc vào diện tích

3.3.2.

Ở các tầng nổi trên mặt đất khác

Diện tích từ 300m2 trở lên

3.4.

Bảo quản và sản xuất vật liệu và sản phẩm từ quặng nhôm, keo cao su; sản phẩm chất lỏng dễ bắt cháy và dễ cháy như: dung môi, sơn, keo dán, matit, dung dịch ngâm tẩm; buồng sơn, tổng hợp cao su nhân tạo, máy nén có động cơ tuốc bin khi, phòng gia nhiệt dầu mỏ và dầu diezel

Không phụ thuộc vào diện tích

3.5.

Buồng thí nghiệm điện cao áp, buồng có vách ngăn bằng vật liệu cháy được

Không phụ thuộc vào diện tích

Phòng, buồng động lực


3.6.

Phòng máy biến áp và máy bù từ 500 KV trở lên

Không phụ thuộc vào diện tích

3.7.

Phòng máy biến áp điện áp 220 – 230 KV với công suất mỗi máy từ 200 MVA trở lên

Không phụ thuộc vào diện tích

3.8.

Phòng máy biến áp và máy cắt trong thùng kín :

3.8.1.

Có công suất từ 63 MVA trở lên

Không phụ thuộc vào diện tích

3.8.2.

Có điện áp từ 110 KV trở lên

Không phụ thuộc vào diện tích

Phòng, buồng thông tin liên lạc


3.9.

Các xưởng kỹ thuật của thiết bị đầu cuối, phòng chuyển mạch trung gian, trung tâm truyền và nhận tín hiệu radio.

Không phụ thuộc vào diện tích

3.10.

Phòng tổng đài số, trung tâm kiểm soát điện thoại; trung tâm máy tính, điện báo của bưu điện tỉnh, thành phố với tổng thể tích ngôi nhà từ 40.000m3 trở lên

Không phụ thuộc vào diện tích

3.11.

Tổng đài điện thoại tự động với dung lượng từ 10.000 số thuê bao, kênh hoặc điểm nối

Không phụ thuộc vào diện tích gian phòng

3.12.

Phòng chia, kết nối có sử dụng máy vi tính để điều khiển các tổng đài điện thoại tự động có dung lượng từ 10.000 kênh liên tỉnh, thành phố trở lên

Có diện tích từ 24m2 trở lên

3.13.

Phòng xử lý, phân loại, bảo quản, đóng gói thư, điện tín, điện báo, báo chí Phòng, buồng giao thông vận tải

Có diện tích từ 500m2 trở lên

3.14.

Các buồng, phòng sản xuất, sửa chữa, gia công tàu hoả (máy điện, thiết bị, sửa chữa và gia công toa tàu, bánh, động cơ…)

Không phụ thuộc vào diện tích phòng, buồng

3.15.

Phòng và công trình thành phần của hệ thống tàu điện ngầm (trừ lối trạm chuyển, chở khách, phòng ắc quy, trạm bơm nước, thiết bị sưởi, buồng thông gió)

Không phụ thuộc vào diện tích phòng, buồng

3.16.

Trung tâm điều khiển giao thông có các hệ thống tự động, trung tâm thông tin liên lạc vô tuyến điện trung, cao tần

Không phụ thuộc vào diện tích phòng, buồng

3.17.

Phòng tháo lắp động cơ máy bay, thiết bị bay, sác si và bánh xe máy bay, trực thăng

Không phụ thuộc vào diện tích buồng

3.18.

Phòng sản xuất, sửa chữa động cơ máy bay

Không phụ thuộc vào diện tích phòng, buồng

3.19.

Phòng để phương tiện giao thông trong một số công trình (trừ trong nhà ở):

3.19.1.

Tầng hầm (kể cả dưới gầm cầu)

Không phụ thuộc vào diện tích phòng, buồng

3.19.2.

Tầng lửng, tầng trên mặt ñất

Từ 3 xe ô tô trở lên

3.20.

Đường dừng đỗ tàu điện ngầm có bảo dưỡng kỹ thuật

Từ 4.500 m2 trở lên

Phòng công năng công cộng


3.21.

Phòng bảo quản và giao dịch khối lượng lớn ấn phẩm, tài liệu, bản thảo và tư liệu khác có giá trị (kể cả hồ sơ lưu trữ của phòng mổ)

Không phụ thuộc vào diện tích

3.22.

Kho lưu trữ thư viện với trữ lượng từ 500.000 đơn vị sách, tài liệu trở lên

Không phụ thuộc vào diện tích

3.23.

Gian triển lãm

Diện tích từ 1.000 m2 trở lên

3.24.

Phòng bảo quản và trưng bày tác phẩm, vật phẩm giá trị của viện bảo tàng

Không phụ thuộc vào diện tích

3.25.

Phòng, buồng, nhà có chức năng văn hoá, nghệ thuật:

3.25.1.

Rạp chiếu phim, câu lạc bộ, nhà hát có sân khấu kích thước 21x15 m với bất kể số lượng khán giả hoặc sân khấu kích thước nhỏ hơn 21x15 m với số lượng thiết kế trên 700 khán giả

Không phụ thuộc vào diện tích

3.25.2.

Phòng hoà nhạc hoặc hoà nhạc - chiếu phim với 800 chỗ trở lên

Không phụ thuộc vào diện tích

3.25.3.

Kho: đạo cụ, phông màn, dụng cụ sân khấu, trường quay

Không phụ thuộc vào diện tích

3.25.4.

Trường quay

Diện tích từ 1.000 m2 trở lên

3.25.5.

Phòng bảo quản hành lý xách tay, kho chứa vật liệu cháy được ở nhà ga (kể cả sân bay) bố trí ở các tầng:

3.25.5.1.

Tầng hầm, tầng ngầm

Không phụ thuộc vào diện tích

3.25.5.2.

Tầng trên mặt đất

Diện tích từ 300 m2 trở lên

3.25.6.

Buồng, phòng bảo quản vật liệu cháy được hoặc vật liệu không cháy trong bao bì cháy được bố trí ở:

3.25.6.1.

Dưới khán đài công trình thể thao có mái che

Diện tích từ 100 m2 trở lên

3.25.6.2.

Trong công trình thể thao có mái che với sức chứa từ 800 chỗ trở lên

Diện tích từ 100 m2 trở lên

3.25.6.3.

Dưới khán đài công trình thể thao ngoài trời có sức chứa trên 3.000 chỗ

Diện tích từ 100 m2 trở lên

3.25.7.

Phòng máy tính chủ, thông tin liên lạc, bảo quản bảng từ, băng giấy lưu trữ, thiết bị máy móc quay, phòng kỹ thuật dưới sân khấu, trường quay

Không phụ thuộc vào diện tích

3.25.8.

Phòng, gian kinh doanh hàng hoá trong toà nhà công năng khác (nhà ở, nhà công cộng…) bố trí ở:

3.25.8.1.

Tầng lửng, tầng hầm

Diện tích từ 200 m2 trở lên

3.25.8.2.

Các tầng khác trên mặt đất

Diện tích từ 500 m2 trở lên

4.

Thiết bị

4.1.

Có buống sơn sử dụng chất lỏng dễ cháy hoặc chất lỏng cháy

Không phụ thuộc vào loại thiết bị

4.2.

Có buồng sấy

Không phụ thuộc vào loại thiết bị

4.3.

Tháp thu hồi chất thải cháy được

Không phụ thuộc vào loại thiết bị

4.4.

Máy biến áp làm mát bằng dầu với điện áp:

4.4.1.

Điện áp 500 KV

Bất kỳ công suất nào

4.4.2.

Điện áp từ 220 đến 330 KV

Công suất 200 MVA trở lên

4.4.3.

Điện áp 110 KV lắp đặt trong nhà máy thuỷ điện

Công suất mỗi máy là 63 MVA trở lên

4.5.

Máy cắt dầu trong thiết bị phân phối kín

Có khối lượng dầu từ 60 kg trở lên

4.6.

Các trạm điện thử nghiệm dùng máy phát điện diezel, xăng thiết kế trên xe ô tô hoặc rơ móoc

Không phụ thuộc vào diện tích

4.7.

Các giá có chiều cao trên 5,5 m để bảo quản vật liệu cháy được hoặc vật liệu không cháy đựng trong bao bì cháy được

Không phụ thuộc vào diện tích

4.8.

Thùng, téc chứa dầu có dung tích chứa

Từ 3 m3 trở lên

(*) Nhà công cộng, ví dụ: trường học, bệnh viện, nhà văn hoá, thể thao…

(**) Nhà phục vụ cho kinh doanh, thương mại hay giải trí, ví dụ: chợ, trung tâm thương mại, vũ trường…

Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động được quy định như thế nào?

Tại Mục 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 quy định như sau:

"7.2.1 Hệ thống chữa cháy tự động sau khi lắp đặt phải được thử hoạt động toàn bộ hệ thống. Hệ thống chữa cháy tự động chỉ được phép đưa vào hoạt động khi kết quả thử cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn có liên quan.
7.2.2 Trừ khi có những hướng dẫn khác của nhà sản xuất, hệ thống chữa cháy tự động phải được định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng ít nhất một lần trong năm.
7.2.3 Trong mỗi lần kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, ngoại trừ các thiết bị chỉ hoạt động một lần như đầu phun sprinkler, đầu báo nhiệt dùng một lần ..., tất cả các thiết bị và chức năng của hệ thống phải được kiểm tra và thử hoạt động, trong đó bao gồm cả kiểm tra số lượng, chất lượng chất chữa cháy.
7.2.4 Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động thực hiện theo TCVN 6101, TCVN 6305, TCVN 7161 các tiêu chuẩn khác có liên quan và những chỉ dẫn của nhà sản xuất."
Hệ thống chữa cháy tự động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chung cư cao bao nhiêu m thì phải trang bị Hệ thống chữa cháy tự động? Khi nào thì Hệ thống chữa cháy được kích hoạt?
Pháp luật
TCVN 7336:2021 quy định đối với việc thiết kế, lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt cho nhà và công trình?
Pháp luật
Van một chiều được sử dụng trong các hệ thống chữa cháy tự động là gì và cỡ kích thước danh nghĩa là bao nhiêu?
Pháp luật
Đối tượng nào sẽ được trang bị, bố trí hệ thống chữa cháy tự động theo quy định pháp luật? Những thiết bị nào thuộc hệ thống chữa cháy?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hệ thống chữa cháy tự động
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
3,427 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hệ thống chữa cháy tự động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hệ thống chữa cháy tự động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào