Đối tượng nào sẽ được miễn tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm? Thừa phát lại phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm trong bao lâu?
- Đối tượng nào sẽ được miễn tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm?
- Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm là bao lâu? Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ bao gồm những gì?
- Thừa phát lại không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm thì có bị xử phạt hay không?
Đối tượng nào sẽ được miễn tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 6 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về việc bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm như sau:
Việc bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm
...
5. Miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ đối với các trường hợp sau đây:
a) Thừa phát lại nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;
b) Thừa phát lại đang điều trị dài ngày tại cơ sở khám chữa bệnh đối với những bệnh thuộc danh mục bệnh chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế từ 03 tháng trở lên có giấy chứng nhận của cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên.
Thừa phát lại thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a và b khoản này nộp giấy tờ chứng minh cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề.
Như vậy, theo quy định nêu trên khi Thừa phát lại nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì sẽ được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ.
Ngoài ra, nếu Thừa phát lại đang điều trị dài ngày tại cơ sở khám chữa bệnh đối với những bệnh thuộc danh mục bệnh chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế từ 03 tháng trở lên có giấy chứng nhận của cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên thì cũng sẽ được miễn tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ.
Bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm (Hình từ Internet)
Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm là bao lâu? Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ bao gồm những gì?
Tại Điều 6 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về việc bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm cụ thể như sau:
Việc bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm
1. Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm (sau đây gọi là bồi dưỡng nghiệp vụ) tối thiểu là 02 ngày làm việc/năm (16 giờ/năm).
2. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại bao gồm một hoặc một số vấn đề sau đây: cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật về Thừa phát lại, thi hành án dân sự, tố tụng và pháp luật có liên quan; bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng hành nghề Thừa phát lại, đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; cách thức giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hành nghề Thừa phát lại.
Theo đó, thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm tối thiểu là 02 ngày làm việc/năm (16 giờ/năm).
Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm sẽ bao gồm:
- Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật về Thừa phát lại, thi hành án dân sự, tố tụng và pháp luật có liên quan;
- Bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng hành nghề Thừa phát lại, đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại;
- Cách thức giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hành nghề Thừa phát lại.
Thừa phát lại không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm thì có bị xử phạt hay không?
Theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về hành nghề thừa phát lại:
Hành vi vi phạm quy định về hành nghề thừa phát lại
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thừa phát lại hằng năm mà không có lý do chính đáng;
b) Không mặc trang phục thừa phát lại hoặc không đeo thẻ thừa phát lại theo quy định.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 3 Điều 32 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về việc vấn đề này như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hành nghề thừa phát lại
...
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thừa phát lại hằng năm mà không có lý do chính đáng;
b) Hành nghề tại văn phòng thừa phát lại khác mà không phải văn phòng thừa phát lại mình đã đăng ký hành nghề;
c) Hành nghề thừa phát lại mà kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản và quản lý, thanh lý tài sản;
d) Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác;
đ) Đòi hỏi bất kỳ khoản tiền hoặc lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ;
e) Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự không đúng quy định;
g) Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không đúng quy định;
h) Lập vi bằng không đúng nội dung và hình thức theo quy định;
i) Không ký vào từng trang của vi bằng theo quy định.
Như vậy, theo quy định nêu trên nếu Thừa phát lại không tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ hằng năm mà không có lý do chính đáng thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 7 - 10 triệu đồng.
Trường hợp Thừa phát lại có tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ hằng năm nhưng tham gia không đầy đủ mà không có lý do chính đáng thì mức phạt tiền sẽ từ 1 - 3 triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?