Đối tượng nào phải xây dựng biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất? Người huấn luyện an toàn hóa chất cần đạt điều kiện gì?

Quy định về biện pháp ứng phó sự cố hóa chất, và quy định huấn luyện an toàn hóa chất tại cơ sở. Người huấn luyện cần điều kiện gì? Và xây dựng biện pháp thì ai xây dựng được? Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!

Đối tượng nào phải xây dựng biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất?

Về biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất anh tham khảo Điều 21 Nghị định 113/2017/NĐ-CP. Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 32/2017/TT-BCT cụ thể:

"Điều 21. Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
1. Đối tượng phải xây dựng Biện pháp:
a) Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định này phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động;
b) Chủ đầu tư ra quyết định ban hành Biện pháp và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
[..]"

Theo đó, nếu đơn vị thuộc đối tượng trên đơn vị phải xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó này. Đơn vị sẽ tự xây dựng hoặc thuê đơn vị khác xây dựng biện pháp phòng ngừa này (tùy vào lựa chọn của đơn vị).

Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm các nội dung gì?

Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm các nội dung cơ bản quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Hóa chất 2007 quy định:

"[...]
2. Chủ đầu tư dự án hoạt động hóa chất không thuộc Danh mục quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật này phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất.
3. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Xác định, khoanh vùng và lập kế hoạch kiểm tra thường xuyên các điểm có nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất cao;
b) Các biện pháp, trang thiết bị và lực lượng ứng phó tại chỗ;
c) Phương án phối hợp với các lực lượng bên ngoài để ứng phó sự cố hóa chất.
[...]"

Sự cố hóa chất

Sự cố hóa chất

Quy định đối với người huấn luyện an toàn hóa chất và tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định pháp luật

Về Tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất anh tham khảo từ Điều 31 đến Điều 35 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định:

"Điều 33. Nội dung, người huấn luyện, thời gian huấn luyện an toàn hóa chất
1. Nội dung huấn luyện an toàn hóa chất phải phù hợp với vị trí công tác của người được huấn luyện; tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của hóa chất tại cơ sở hoạt động hóa chất.
2. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 1
a) Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
b) Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
c) Phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố.
3. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 2:
a) Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
b) Các đặc tính nguy hiểm của hóa chất, phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất; phân loại, ghi nhãn hóa chất;
c) Quy trình quản lý an toàn hóa chất, kỹ thuật đảm bảo an toàn khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm;
d) Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
đ) Giải pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố; giải pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; phương án khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.
4. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 3:
a) Các hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất: Tên hóa chất, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn hóa chất, phiếu an toàn hóa chất;
b) Các nguy cơ gây mất an toàn hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng các loại hóa chất;
c) Quy trình sản xuất, bảo quản, sử dụng hóa chất phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hóa chất;
d) Các quy trình ứng phó sự cố hóa chất: Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất; sơ cứu người bị nạn trong sự cố hóa chất; sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố hóa chất; quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố; ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; thu gom hóa chất bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.
5. Quy định đối với người huấn luyện an toàn hóa chất
Người huấn luyện an toàn hóa chất phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc về an toàn hóa chất.
6. Quy định về thời gian huấn luyện an toàn hóa chất:
a) Đối với Nhóm 1: Tối thiểu 8 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
b) Đối với Nhóm 2: Tối thiểu 12 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
c) Đối với Nhóm 3: Tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra."

Theo khoản 5 Điều 33 Nghị định này quy định thì người huấn luyện an toàn hóa chất phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc về an toàn hóa chất.

Sự cố hóa chất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sự cố hóa chất được phòng ngừa như thế nào? Hóa chất nguy hiểm nào phải lên danh mục phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất?
Pháp luật
Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc là gì? Những đơn vị nào có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc cấp quốc gia?
Pháp luật
Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là gì? Đối tượng phải xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất?
Pháp luật
Mẫu Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất được quy định như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất?
Pháp luật
Sự cố hóa chất là gì? Những đối tượng nào sẽ được huấn luyện an toàn hóa chất để phòng ngừa sự cố hóa chất?
Pháp luật
Việc thực hiện báo cáo sự cố hóa chất độc được tiến hành vào những thời điểm nào? Báo cáo sự cố hóa chất độc gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Cơ quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc theo quy định là cơ quan nào?
Pháp luật
Việc tổ chức, thực hiện ứng phó sự cố hóa chất độc cấp Quốc gia được tiến hành trong trường hợp nào?
Pháp luật
Hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc cấp cơ sở được thực hiện như thế nào? Việc tổ chức, thực hiện ứng phó được tiến hành theo mấy phân cấp?
Pháp luật
Việc thực hiện các hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc phải đảm bảo những nguyên tắc nào theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sự cố hóa chất
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
7,574 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sự cố hóa chất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào