Đối tượng nào không được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp tổ chức bộ máy tại Nghị định 178?
- Đối tượng nào không được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp tổ chức bộ máy tại Nghị định 178?
- Tiền trợ cấp hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp tổ chức bộ máy được tính thế nào?
- Tiêu chí đánh giá CBCCVC và người lao động để thực hiện sắp xếp và giải quyết chính sách, chế độ theo Nghị định 178?
Đối tượng nào không được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp tổ chức bộ máy tại Nghị định 178?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định đối tượng được sau nghỉ hưu trước tuổi, được hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi như sau:
Chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi
Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này nghỉ hưu trước tuổi, được hưởng các chế độ như sau:
1. Được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm:
a) Đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng đầu tiên kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền:
Trường hợp có tuổi đời từ đủ 05 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP thì được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng nghỉ sớm so với thời điểm nghỉ hưu.
...
Theo đó, những đối tượng nghỉ hưu trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp được hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi tại Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP. Cụ thể:
Cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và lực lượng vũ trang do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp (sau đây viết tắt là sắp xếp tổ chức bộ máy) quy định tại Điều 1 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức;
- Cán bộ, công chức cấp xã;
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15 tháng 01 năm 2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức (sau đây viết tắt là người lao động);
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
Đồng nghĩa, đối tượng nghỉ hưu trước tuổi mà không do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp thì không được hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi tại Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Lưu ý: Các đối tượng đã hưởng chính sách quy định tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP về tinh giản biên chế trước ngày 01 tháng 01 năm 2025 thì không được hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi tại Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
(theo khoản 2 Điều 24 Nghị định 178/2024/NĐ-CP)
Đối tượng nào không được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp tổ chức bộ máy tại Nghị định 178? (Hình từ Internet)
Tiền trợ cấp hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp tổ chức bộ máy được tính thế nào?
Theo đó tại Điều 4 Thông tư 1/2025/TT-BNV, Bộ Nội vụ đã hướng dẫn cách tính tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 như sau:
Đối với các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP thì được hưởng ngay lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
Đồng thời được hưởng trợ cấp hưu trí một lần quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP; trợ cấp theo số năm nghỉ sớm và trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP thì được hưởng 03 khoản trợ cấp sau:
- Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:
+ Đối với người nghỉ hưu trong thời hạn 12 tháng đầu tiên: Mức trợ cấp hưu trí một lần = Tiền lương tháng hiện hưởng x 1,0 x Số tháng nghỉ sớm.
+ Đối với người nghỉ hưu từ tháng thứ 13 trở đi: Mức trợ cấp hưu trí một lần = Tiền lương tháng hiện hưởng x 0,5 x Số tháng nghỉ sớm.
- Trợ cấp cho số năm nghỉ hưu sớm: Cứ mỗi năm nghỉ sớm (đủ 12 tháng) được hưởng 05 tháng tiền lương hiện hưởng.
Cách tính như sau:
Mức trợ cấp cho số năm nghỉ sớm = Tiền lương tháng hiện hưởng x 5 x Số năm nghỉ sớm.
- Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng. Cách tính cụ thể như sau:
Mức trợ cấp tính theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc = Tiền lương tháng hiện hưởng x 5 (đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) + 0,5 x Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại từ năm thứ 21 trở đi.
(2) Trường hợp có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, được hưởng 03 khoản trợ cấp sau:
- Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:
+ Đối với người nghỉ hưu trong thời hạn 12 tháng đầu tiên: Mức trợ cấp hưu trí một lần = Tiền lương tháng hiện hưởng x 0,9 x 60 tháng.
+ Đối với người nghỉ hưu từ tháng thứ 13 trở đi: Mức trợ cấp hưu trí một lần = Tiền lương tháng hiện hưởng x 0,45 x 60 tháng.
- Trợ cấp cho số năm nghỉ sớm: Cứ mỗi năm nghỉ sớm (đủ 12 tháng) được hưởng 04 tháng tiền lương hiện hưởng. Cách tính như sau:
Mức trợ cấp cho số năm nghỉ sớm = Tiền lương tháng hiện hưởng x 4 x Số năm nghỉ sớm.
- Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng. Công thức tính cụ thể như sau:
Mức trợ cấp tính theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc = Tiền lương tháng hiện hưởng x 5 (đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) + 0,5 x Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại từ năm thứ 21 trở đi.
Trong đó:
- Tiền lương tháng hiện hưởng tính theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 1/2025/TT-BNV.
- Số tháng nghỉ sớm là số tháng tính từ thời điểm nghỉ hưu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP .
- Số năm nghỉ sớm là số năm tính từ thời điểm nghỉ hưu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP được tính theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
(3) Trường hợp có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP thì được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm như cách tính cho người nghỉ hưu trong thời hạn 12 tháng đầu tiên.
Tiêu chí đánh giá CBCCVC và người lao động để thực hiện sắp xếp và giải quyết chính sách, chế độ theo Nghị định 178?
Theo Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định tập thể cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phai thực hiện rà soát, đánh giá đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ trong 03 năm gần nhất theo các tiêu chí sau:
- Tiêu chí đánh giá về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Tiêu chí đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng đáp ứng yêu cầu về tiến độ, thời gian, chất lượng thực thi nhiệm vụ, công vụ thường xuyên và đột xuất.
- Tiêu chí đánh giá về kết quả, sản phẩm công việc gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã đạt được.
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức được đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội thì phải đáp ứng 3 tiêu chí nêu trên, đồng thời phải bảo đảm tiêu chí đánh giá về đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung và có thành tích tiêu biểu, nổi trội, mang lại lợi ích cho cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu quy trình sát hạch lái xe hạng BE, D1E, D2E, DE? Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng BE, D1E, D2E, DE bằng phương pháp nào?
- Hợp đồng vận tải hành khách điện tử bao gồm những nội dung gì? Thời gian lưu trữ dữ liệu hợp đồng vận tải hành khách điện tử?
- Mẫu danh sách thí sinh dự sát hạch để cấp giấy phép lái xe 2025? Quy định về việc xét công nhận kết quả sát hạch?
- Ngân hàng Nhà nước không thực hiện cấp đổi Giấy phép đối với các nội dung hoạt động nào của tổ chức tín dụng phi ngân hàng?
- Mẫu Tờ trình xin bổ sung nhân sự đột xuất khi doanh nghiệp phát sinh dự án? Tải mẫu Tờ trình xin bổ sung nhân sự đột xuất?