Đối tượng nào được đăng ký phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đầu nối với hệ thống điện quốc gia?

Đối tượng nào được đăng ký phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đầu nối với hệ thống điện quốc gia? Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ gồm những gì? Trách nhiệm của các bộ, ngành được quy định ra sao theo Nghị định 58?

Đối tượng nào được đăng ký phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đầu nối với hệ thống điện quốc gia?

Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 58/2025/NĐ-CP về đối tượng đăng ký phát triển quy định:

Đối tượng đăng ký phát triển, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát triển nguồn điện
1. Đối tượng đăng ký phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia gồm:
a) Tổ chức, cá nhân phát triển nguồn điện có công suất lắp đặt từ 1.000 kW trở lên;
b) Tổ chức, cá nhân phát triển nguồn điện có công suất lắp đặt nhỏ hơn 1.000 kW không bán sản lượng điện dư nhưng có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát triển;
c) Tổ chức, cá nhân phát triển nguồn điện có công suất lắp đặt nhỏ hơn 1.000 kW đăng ký bán sản lượng điện dư vào lưới điện của Bên mua điện dư, trừ hộ gia đình phát triển nguồn điện có công suất nhỏ hơn 100 kW trên mái công trình nhà ở riêng lẻ và đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 14 Nghị định này.
2. Tổng công suất nguồn điện đăng ký phát triển tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều này không được vượt quá công suất được phân bổ cho địa phương theo pháp luật về quy hoạch phát triển điện lực.
3. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát triển cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát triển:
a) Có đủ hồ sơ đăng ký phát triển theo quy định tại Điều 17 Nghị định này;
b) Có văn bản của đơn vị điện lực cấp tỉnh xác định nguồn điện dự kiến lắp đặt không gây quá tải đối với trạm biến áp, lưới điện hạ áp, lưới điện phân phối tại khu vực đăng ký phát triển.

Như vậy, đối tượng đăng ký phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia gồm:

- Tổ chức, cá nhân phát triển nguồn điện có công suất lắp đặt từ 1.000 kW trở lên;

- Tổ chức, cá nhân phát triển nguồn điện có công suất lắp đặt nhỏ hơn 1.000 kW không bán sản lượng điện dữ nhưng có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát triển;

- Tổ chức, cá nhân phát triển nguồn điện có công suất lắp đặt nhỏ hơn 1.000 kW đăng ký bán sản lượng điện dư vào lưới điện của Bên mua điện dư, trừ hộ gia đình phát triển nguồn điện có công suất nhỏ hơn 100 kW trên mái công trình nhà ở riêng lẻ và đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 14 Nghị định 58/2025/NĐ-CP.

Đối tượng nào được đăng ký phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đầu nối với hệ thống điện quốc gia?

Đối tượng nào được đăng ký phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đầu nối với hệ thống điện quốc gia? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ gồm những gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 58/2025/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đầu nối với hệ thống điện quốc gia như sau:

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát triển
1. Thành phần hồ sơ gồm:
a) Giấy đăng ký theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;
b) Đối với hộ gia đình sử dụng nhà ở riêng lẻ cung cấp tài liệu, gồm: Bản vẽ thiết kế lắp đặt nguồn điện; bản sao tài liệu liên quan đến công trình có mái nhà theo quy định pháp luật (nếu có) như giấy phép xây dựng, văn bản nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy;
c) Đối với tổ chức, cá nhân không thuộc điểm b khoản này cung cấp tài liệu, gồm: Bản vẽ thiết kế lắp đặt nguồn điện; bản sao tài liệu liên quan đến công trình có mái nhà trong trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định như quyết định chủ trương đầu tư dự án, giấy phép xây dựng, văn bản nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy, kết quả nghiệm thu công trình xây dựng, giấy phép hoặc đăng ký môi trường.

Theo quy định trên, thành phần hồ sơ gồm:

- Giấy đăng ký theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 58/2025/NĐ-CP;

Giấy chứng nhận đăng ký phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đầu nối với hệ thống điện quốc gia

- Đối với hộ gia đình sử dụng nhà ở riêng lẻ cung cấp tài liệu, gồm: Bản vẽ thiết kế lắp đặt nguồn điện; bản sao tài liệu liên quan đến công trình có mái nhà theo quy định pháp luật (nếu có) như giấy phép xây dựng, văn bản nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy;

- Đối với tổ chức, cá nhân không thuộc điểm b khoản này cung cấp tài liệu, gồm: Bản vẽ thiết kế lắp đặt nguồn điện; bản sao tài liệu liên quan đến công trình có mái nhà trong trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định như quyết định chủ trương đầu tư dự án, giấy phép xây dựng, văn bản nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy, kết quả nghiệm thu công trình xây dựng, giấy phép hoặc đăng ký mỗi trường.

Trách nhiệm của các bộ, ngành được quy định ra sao theo Nghị định 58?

Căn cứ theo Điều 33 Nghị định 58/2025/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành như sau:

Trách nhiệm của các bộ, ngành
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện:
a) Hướng dẫn, theo dõi các tổ chức, cá nhân thực hiện Nghị định này;
b) Định kỳ tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị định này và báo cáo Chính phủ xem xét, sửa đổi phù hợp với thực tiễn;
c) Chỉ đạo đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố giá điện năng thị trường bình quân năm trước liền kề trong tháng 01 hàng năm làm căn cứ thực hiện mua bán sản lượng điện dư từ các nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.

Theo đó:

- Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện:

+ Hướng dẫn, theo dõi các tổ chức, cá nhân thực hiện Nghị định này;

+ Định kỳ tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị định này và báo cáo Chính phủ xem xét, sửa đổi phù hợp với thực tiễn;

+ Chỉ đạo đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố giá điện năng thị trường bình quân năm trước liền kề trong tháng 01 hàng năm làm căn cứ thực hiện mua bán sản lượng điện dư từ các nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ.

- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.

Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đối tượng nào được đăng ký phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đầu nối với hệ thống điện quốc gia?
Pháp luật
Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
Pháp luật
Bên mua điện dư là ai? Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có công suất bao nhiêu thì được kết nối với bên mua điện dư?
Pháp luật
Hộ gia đình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được miễn điều chỉnh giấy phép kinh doanh không?
Pháp luật
Công trình xây dựng trước khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất phải bảo đảm nguyên tắc nào?
Pháp luật
Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất không đấu nối với hệ thống điện quốc gia cần thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân không lắp điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ trong bao lâu thì bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký phát triển?
Pháp luật
Bên bán điện dư là gì? Bên bán điện dư ký kết hợp đồng mua bán điện đối với điện mặt trời mái nhà tự sản xuất với ai?
Pháp luật
Thời hạn hợp đồng mua bán điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ bán điện dư được tính kể từ ngày nào?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia gồm những thành phần nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất
8 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào