Đối tượng được kiểm tra trong thi hành án dân sự là những tổ chức, cá nhân nào? Những hành vi nào nghiêm cấm trong hoạt động kiểm tra?
Đối tượng được kiểm tra trong thi hành án dân sự là những tổ chức, cá nhân nào?
Đối tượng được kiểm tra trong thi hành án dân sự được quy định tại khoản 7 Điều 3 Quy chế kiểm tra trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 196/QĐ-TCTHADS năm 2021 như sau:
Giải thích từ ngữ
...
Kiểm tra của cấp trên gồm: Kiểm tra toàn diện công tác thi hành án dân sự; kiểm tra chuyên đề; kiểm tra quá trình tổ chức thi hành án và giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có) đối với một hoặc một số vụ việc cụ thể theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự, Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự.
4. Kiểm tra toàn diện công tác thi hành án dân sự: Là việc kiểm tra tất cả các lĩnh vực công tác của một cơ quan thi hành án dân sự.
5. Kiểm tra chuyên đề: Là việc kiểm tra một hoặc một số lĩnh vực công tác của cơ quan thi hành án dân sự.
6. Kiểm tra công vụ: Là hoạt động của Thủ trưởng cơ quan kiểm tra công chức thuộc quyền quản lý và cơ quan cấp dưới trong việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương, chuẩn mực đạo đức, công vụ.
7. Đối tượng được kiểm tra: Là Tổng cục Thi hành án dân sự, các đơn vị chuyên môn thuộc Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự, phòng chuyên môn thuộc Cục, Chi cục Thi hành án dân sự, công chức làm công tác thi hành án dân sự.
Như vậy, theo quy định, đối tượng được kiểm tra trong thi hành án dân sự gồm:
(1) Tổng cục Thi hành án dân sự;
(2) Các đơn vị chuyên môn thuộc Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự;
(3) Phòng chuyên môn thuộc Cục, Chi cục Thi hành án dân sự;
(4) Công chức làm công tác thi hành án dân sự.
Đối tượng được kiểm tra trong thi hành án dân sự là những tổ chức, cá nhân nào? (Hình từ Internet)
Trong hoạt động kiểm tra công tác thi hành án dân sự có những hành nào vi bị nghiêm cấm?
Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm tra được quy định tại Điều 5 Quy chế kiểm tra trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 196/QĐ-TCTHADS năm 2021 như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm tra
1. Kiểm tra vượt quá phạm vi, nội dung ghi trong quyết định kiểm tra.
2. Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng được kiểm tra, sử dụng tài liệu do đối tượng được kiểm tra cung cấp để phục vụ cho mục đích khác hoặc thực hiện các hành vi khác nhằm vụ lợi.
3. Cố ý báo cáo sai sự thật, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật.
4. Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung kiểm tra trong quá trình kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức; làm mất hồ sơ, tài liệu của đối tượng được kiểm tra.
5. Các hành vi khác bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Như vậy, những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm tra thi hành án dân sự gồm:
(1) Kiểm tra vượt quá phạm vi, nội dung ghi trong quyết định kiểm tra.
(2) Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng được kiểm tra, sử dụng tài liệu do đối tượng được kiểm tra cung cấp để phục vụ cho mục đích khác hoặc thực hiện các hành vi khác nhằm vụ lợi.
(3) Cố ý báo cáo sai sự thật, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật.
(4) Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung kiểm tra trong quá trình kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức; làm mất hồ sơ, tài liệu của đối tượng được kiểm tra.
(5) Các hành vi khác bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong hoạt động kiểm tra?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự được quy định tại Điều 7 Quy chế kiểm tra trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 196/QĐ-TCTHADS năm 2021 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự
Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra theo quy định của pháp luật trong phạm vi toàn hệ thống, cụ thể:
1. Chỉ đạo việc lập, ban hành kế hoạch kiểm tra của Hệ thống thi hành án dân sự và kế hoạch kiểm tra hàng năm của Tổng cục Thi hành án dân sự; tổ chức thực hiện kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất; chỉ đạo, kiểm tra hoạt động kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thi hành án dân sự;
2. Ban hành quyết định kiểm tra theo thẩm quyền, gồm: Tự kiểm tra của cơ quan, kiểm tra nội bộ, kiểm tra của cấp trên và kiểm tra công vụ; gia hạn thời gian kiểm tra;
3. Hướng dẫn, chỉ đạo các Cục Thi hành án dân sự lập kế hoạch kiểm tra;
4. Xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm của công chức trong Hệ thống được phát hiện qua hoạt động kiểm tra;
5. Kiến nghị cơ quan chức năng bổ sung, sửa đổi chính sách, quy định của pháp luật, chỉ đạo khắc phục những hạn chế, vướng mắc phát hiện qua công tác kiểm tra;
6. Tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả kiểm tra trong phạm vi toàn Hệ thống thi hành án dân sự.
Như vậy, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có nhiệm vụ chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra theo quy định của pháp luật trong phạm vi toàn hệ thống, cụ thể:
(1) Chỉ đạo việc lập, ban hành kế hoạch kiểm tra của Hệ thống thi hành án dân sự và kế hoạch kiểm tra hàng năm của Tổng cục Thi hành án dân sự;
Tổ chức thực hiện kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất;
Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thi hành án dân sự;
(2) Ban hành quyết định kiểm tra theo thẩm quyền, gồm: Tự kiểm tra của cơ quan, kiểm tra nội bộ, kiểm tra của cấp trên và kiểm tra công vụ; gia hạn thời gian kiểm tra;
(3) Hướng dẫn, chỉ đạo các Cục Thi hành án dân sự lập kế hoạch kiểm tra;
(4) Xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm của công chức trong Hệ thống được phát hiện qua hoạt động kiểm tra;
(5) Kiến nghị cơ quan chức năng bổ sung, sửa đổi chính sách, quy định của pháp luật, chỉ đạo khắc phục những hạn chế, vướng mắc phát hiện qua công tác kiểm tra;
(6) Tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả kiểm tra trong phạm vi toàn Hệ thống thi hành án dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?