Đối tượng dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia mới nhất? Nơi đăng ký dự thi THPT quốc gia là ở đâu?
Đối tượng dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia theo quy định mới nhất?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định:
Đối tượng, điều kiện dự thi
1. Đối tượng dự thi gồm:
a) Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX trong năm tổ chức kỳ thi;
b) Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;
c) Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;
d) Người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh.
2. Điều kiện dự thi:
a) Các đối tượng dự thi phải ĐKDT và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn;
b) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT.
Theo đó đối tượng dự thi THPT quốc gia bao gồm:
- Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX trong năm tổ chức kỳ thi;
- Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;
- Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;
- Người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh.
Đối tượng dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia? Nơi đăng ký dự thi THPT quốc gia là ở đâu? (Hình ảnh từ Internet)
Nơi đăng ký dự thi THPT quốc gia là ở đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định:
Đăng ký dự thi
1. Nơi ĐKDT:
a) Đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 Quy chế này ĐKDT trực tuyến hoặc ĐKDT trực tiếp tại trường phổ thông nơi học lớp 12;
b) Đối tượng theo quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 19 Quy chế này ĐKDT trực tuyến hoặc trực tiếp tại địa điểm (gọi là nơi ĐKDT) do sở GDĐT quy định. Thủ trưởng đơn vị nơi ĐKDT có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 63 Quy chế này.
2. Đăng ký môn thi:
a) Để xét công nhận tốt nghiệp THPT: Thí sinh phải đăng ký dự thi môn Ngữ văn, môn Toán và 01 bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ Công nghiệp, Công nghệ Nông nghiệp, Ngoại ngữ. Thí sinh chọn 02 môn thi của bài thi tự chọn trong số các môn đã được học ở lớp 12. Thí sinh được ĐKDT môn Ngoại ngữ khác với môn Ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông;
b) Thí sinh thuộc đối tượng quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều 19 Quy chế này chỉ đăng ký môn thi theo nguyện vọng. Riêng đối với bài thi tự chọn, thí sinh chỉ được chọn tối đa 02 môn thi.
...
Theo đó, nơi đăng ký dự thi THPT quốc gia được quy định cụ thể như :
- Đối với người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX trong năm tổ chức kỳ thi thì đăng ký dự tuyển trực tuyến hoặc đăng ký dự tuyển trực tiếp tại trường phổ thông nơi học lớp 12.
- Đối tượng là người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước; người đã có Bằng tốt nghiệp THPT dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh; người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh thì đăng ký dự tuyển trực tuyến hoặc trực tiếp tại địa điểm (gọi là nơi đăng ký dự tuyển) do sở GDĐT quy định. Thủ trưởng đơn vị nơi ĐKDT có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 63 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT
Trách nhiệm của trường phổ thông đối với kỳ thi THPT quốc gia?
Căn cứ theo Điều 63 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của trường phổ thông như sau:
- Điều động và tạo mọi điều kiện cần thiết để các viên chức, giáo viên tham gia kỳ thi theo yêu cầu, đề nghị của Bộ GDĐT và sở GDĐT; hoàn thành chương trình dạy học theo chỉ đạo của sở GDĐT; tổ chức ôn tập cho học sinh; hướng dẫn để học sinh được cấp thẻ Căn cước chậm nhất vào cuối học kỳ I năm học lớp 12; tổ chức kiểm tra trình độ kiến thức văn hóa, xếp loại học lực cho những người tự học khi được sở GDĐT giao trách nhiệm; cập nhật thông tin của học sinh đang học lớp 12 trên cơ sở dữ liệu ngành đúng thời hạn quy định trong hướng dẫn tổ chức thi.
- Tiếp nhận Phiếu ĐKDT, đơn đề nghị phúc khảo; kiểm tra hồ sơ của người học ĐKDT tại trường; hoàn thiện dữ liệu ĐKDT và chuyển dữ liệu cho sở GDĐT; quản lý hồ sơ ĐKDT của thí sinh theo quy định.
- Tổ chức cho viên chức, giáo viên và thí sinh học tập Quy chế thi, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, an toàn cho Hội đồng thi nếu được chọn làm Điểm thi hoặc địa điểm chấm thi, phúc khảo.
- Tiếp nhận đơn, lập danh sách thí sinh có đơn phúc khảo bài thi và chuyển đến sở GDĐT; trả Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh nộp Phiếu ĐKDT tại trường.
- Cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
- Lưu trữ hồ sơ của kỳ thi theo quy định.
- Đối sánh điểm thi trung bình các bài thi, môn thi với điểm trung bình môn học tương ứng của năm học lớp 12 của các học sinh của trường làm căn cứ để đổi mới việc dạy và học trong nhà trường.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức thu nhập 17 triệu mỗi tháng có được mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật hiện nay không?
- Ngày truyền thống Cảnh sát cơ động là ngày bao nhiêu? Ngày truyền thống Cảnh sát cơ động có phải lễ lớn?
- Tử vi 12 cung hoàng đạo tuần mới 7 4 đến 13 4 2025? Dự đoán tử vi 12 cung hoàng đạo tuần này?
- Mẫu thông báo thành lập văn phòng giao dịch tổ chức hành nghề luật sư mới nhất? Hướng dẫn điền?
- Tổng hợp đáp án đề thi Olympic 30 4 năm 2025? Đề thi olympic 30 4 năm 2025? Tải về trọn bộ đáp án?