Đối tác chiến lược là gì? 22 đối tác chiến lược của Việt Nam hiện nay? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Ngoại giao về đối ngoại?
Đối tác chiến lược là gì? 22 đối tác chiến lược của Việt Nam hiện nay?
Hiện nay pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định về khái niệm đối tác chiến lược.
Tuy nhiên, trên thực tế ta có thể hiểu đối tác chiến lược là một hình thức kết hợp về sự hợp tác dài hạn giữa hai chủ thể với nhau nhằm cùng nhau đạt được các mục tiêu chiến lược chung, hai bên sẽ cùng nhau chia sẻ những lợi ích, rủi ro để tạo ra giá trị và sự kết nối bền vững về các lĩnh vực như: kinh tế, giáo dục, công nghệ, anh ninh và một số lĩnh vực khác.
Cho đến thời điểm hiện tại (05/2025) thì Việt Nam vừa thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia là Kazakhstan và Azerbaijan nâng tổng số quốc gia trở thành đối tác chiến lược với Việt Nam là 22 nước (trong đó có 12 quốc gia là đối tác chiến lược toàn diện). Cụ thể 22 quốc gia trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam bao gồm:
STT | Quốc gia thiết lập quan hệ đối tác với Việt Nam | Thời điểm thiết lập quan hệ đối tác với Việt Nam (tháng/năm) |
1 | Nga | 03/2001: ĐTCL 07/2012: ĐTCLTD |
2 | Nhật Bản | 04/2009: ĐTCL 03/2014: ĐTCLSR 11/2023: ĐTCLTD |
3 | Ấn Độ | 07/2007: ĐTCL 09/2016: ĐTCLTD |
4 | Trung Quốc | 05/2008: ĐTCLTD |
5 | Australia (Úc) | 09/2009: ĐTTD 03/2018: ĐTCL 03/2024: ĐTCLTD |
6 | Hàn Quốc | 10/2009: ĐTCL 12/2022: ĐTCLTD |
7 | Tây Ban Nha | 12/2009: ĐTCL |
8 | Anh | 09/2010: ĐTCL |
9 | Đức | 10/2011: ĐTCL |
10 | Italy (Ý) | 01/2013: ĐTCL |
11 | Thái Lan | 06/2013: ĐTCL |
12 | Indonesia | 06/2013: ĐTCL 03/2025: ĐTCLTD |
13 | Singapore | 09/2013:ĐTCL 03/2025: ĐTCLTD |
14 | Pháp | 09/2013: ĐTCL 10/2024: ĐTCLTD |
15 | Maylaysia | 04/2004: HTTD 08/2015: ĐTCL 11/2024: ĐTCLTD |
16 | Philippines | 11/2015: ĐTCL |
17 | New Zealand | 09/2009: ĐTTD 07/2020:ĐTCL 02/2025:ĐTCLTD |
18 | Hoa Kỳ (Mỹ) | 07/2013: ĐTTD 09/2023: ĐTCLTD |
19 | Brazil | 05/2007: ĐTTD 11/2024: ĐTCL |
20 | Czech Republic (Cộng hòa Séc) | 01/2025: ĐTCL |
21 | Kazakhstan | 05/2025: ĐTCL |
22 | Azerbaijan | 05/2025: ĐTCL |
Chú thích:
ĐTTD: là đối tác toàn diện
ĐTCL: là đối tác chiến lược
ĐTCLSR: là đối tác chiến lược sâu rộng
ĐTCLTD: là đối tác chiến lược toàn diện
Lưu ý: Thông tin "Đối tác chiến lược là gì? 22 đối tác chiến lược của Việt Nam hiện nay? " chỉ mang tính chất tham khảo?
Đối tác chiến lược là gì? 22 đối tác chiến lược của Việt Nam hiện nay? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Ngoại giao về đối ngoại? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Ngoại giao về đối ngoại ra sao?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 2 Nghị định 28/2025/NĐ-CP có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Ngoại giao về quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại hiện nay bao gồm:
(1) Tổng hợp, xây dựng kế hoạch hoạt động đối ngoại hằng năm và cả nhiệm kỳ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội (sau đây viết là Đảng và Nhà nước); tổ chức triển khai các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước theo quy định;
(2) Chủ trì, phối hợp xây dựng chủ trương bầu cử tại các tổ chức quốc tế và các cơ chế đa phương; chủ trương tổ chức các sự kiện quốc tế có ý nghĩa quan trọng về chính trị, đối ngoại và việc đặt văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
(3) Tổng hợp kế hoạch, đôn đốc hoạt động đối ngoại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương; hướng dẫn tổ chức thực hiện và tham mưu cho cấp có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát, yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện các hoạt động đối ngoại; đôn đốc việc triển khai các cam kết, thỏa thuận quốc tế ký kết trong khuôn khổ các hoạt động đối ngoại cấp cao;
(4) Xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ đối ngoại và hội nhập quốc tế theo quy định của pháp luật;
(5) Tham mưu, chuẩn hoá và thống nhất quản lý về việc sử dụng các ngôn ngữ nước ngoài thông dụng trong hoạt động chính trị, ngoại giao ở cấp cao của Đảng và Nhà nước;
(6) Thẩm định hoặc tham gia thẩm định các đề án trình cấp có thẩm quyền về đối ngoại theo quy định.
Quan điểm và mục tiêu đối với công tác đối ngoại của Việt Nam trong tình hình mới theo Kết luận 57 gồm những gì?
Căn cứ theo Mục I Kết luận 57-KL/TW năm 2023 có quy định về quan điểm và mục tiêu đối với công tác đối ngoại của Việt Nam trong tình hình mới như sau:
Về quan điểm:
- Công tác thông tin đối ngoại là bộ phận quan trọng của công tác chính trị, tư tưởng và công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân; là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Gắn kết chặt chẽ, triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm giữa thông tin đối ngoại với thông tin đối nội, giữa đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân.
+ Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đồng thời động viên sự tham gia tích cực của Nhân dân, đồng bào Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế.
+ Thông tin đối ngoại cần đi trước, có tính dự báo cao; kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.
- Không ngừng đổi mới nội dung, đa dạng hóa phương thức thông tin đối ngoại theo phương châm “Chủ động, đồng bộ, kịp thời, sáng tạo, hiệu quả”, phù hợp với nhu cầu của các đối tượng, khu vực, địa bàn trong và ngoài nước, trọng tâm là các quốc gia, vùng lãnh thổ có ảnh hưởng lớn đến phát triển đất nước.
Về mục tiêu:
Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về đất nước Việt Nam hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và Đảng Cộng sản Việt Nam trên trường quốc tế;
+ Khơi dậy tinh thần yêu nước, củng cố sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc;
+ Tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa;
+ Triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước;
+ Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, tạo thuận lợi cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2045.





Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân do ai bầu ra? Nhiệm vụ quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân là gì?
- Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình quản lý sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi năm 2025?
- Tổ chức cung cấp dịch vụ liên tục có được yêu cầu người tiêu dùng thanh toán trước khi cung cấp dịch vụ không?
- Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương có chức năng gì? Văn phòng có tư cách pháp nhân không?
- Tiêu chuẩn của công tác xã hội viên chính về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ được quy định như thế nào?