Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Trung có quyền xây dựng đề án về công tác phòng chống buôn lậu trái phép hàng hóa qua biên giới không?
- Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Trung có con dấu riêng không?
- Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Trung có quyền xây dựng đề án về công tác phòng chống buôn lậu trái phép hàng hóa qua biên giới không?
- Mối quan hệ công tác Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Trung được quy định như thế nào?
Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Trung có con dấu riêng không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 3062/QĐ-TCHQ năm 2016, có quy định về vị trí, chức năng như sau:
Vị trí, chức năng
1. Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc (Đội 1), Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Trung (Đội 2), Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam (Đội 3), sau đây gọi chung là Đội Kiểm soát chống buôn lậu, là các đơn vị trực thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu và trực tiếp tổ chức thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trên các địa bàn được phân công.
2. Đội Kiểm soát chống buôn lậu có con dấu riêng để thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Trung có con dấu riêng để thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Trung (Hình từ Internet)
Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Trung có quyền xây dựng đề án về công tác phòng chống buôn lậu trái phép hàng hóa qua biên giới không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 3062/QĐ-TCHQ năm 2016, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Các Đội Kiểm soát chống buôn lậu có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Tham gia xây dựng, đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2. Tham gia xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch, quy trình, quy chế về công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
3. Thu thập, xử lý thông tin từ các nguồn công khai và bí mật, trong và ngoài nước liên quan đến công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
4. Tổ chức thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan và các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
5. Thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền; phối hợp đề xuất khởi tố, điều tra theo trình tự thủ tục tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
6. Tổng hợp, phân tích, dự báo, cảnh báo và cung cấp thông tin phục vụ công tác xây dựng pháp luật, chế độ, chính sách, quản lý điều hành và chỉ đạo nghiệp vụ về công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; cung cấp, chuyển giao thông tin cho các tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật và phân công của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu.
7. Thường xuyên theo dõi, nắm tình hình, phân tích, tổng hợp, đánh giá hoạt động tại các đơn vị hải quan các cấp trong việc thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (trừ trên biển) theo địa bàn được phân công; đề xuất các biện pháp quản lý để Cục trưởng báo cáo Lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát trên hệ thống dữ liệu tập trung đảm bảo yêu cầu quản lý theo quy định.
8. Tổng hợp, thống kê, báo cáo đánh giá tình hình và kết quả thực hiện công tác của Đội.
9. Tham gia đề xuất việc bố trí công chức và trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Trung được quyền xây dựng đề án về công tác phòng chống buôn lâu trái phép hàng hóa qua biên giới.
Mối quan hệ công tác Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Trung được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quyết định 3062/QĐ-TCHQ năm 2016, có quy định về mối quan hệ công tác như sau:
Mối quan hệ công tác
Mối quan hệ công tác của Đội Kiểm soát chống buôn lậu:
1. Chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu.
2. Đối với các đơn vị thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu là quan hệ phối hợp công tác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3. Đối với các đơn vị trong ngành Hải quan là quan hệ theo chức năng, nhiệm vụ và sự phân công của Cục trưởng.
4. Đối với các đơn vị ngoài ngành Hải quan là quan hệ phối hợp theo quy định pháp luật, quy chế phối hợp và sự phân công của Cục trưởng.
Như vậy, theo quy định trên thì mối quan hệ công tác Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Trung được quy định như sau:
- Chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu.
- Đối với các đơn vị thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu là quan hệ phối hợp công tác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Đối với các đơn vị trong ngành Hải quan là quan hệ theo chức năng, nhiệm vụ và sự phân công của Cục trưởng.
- Đối với các đơn vị ngoài ngành Hải quan là quan hệ phối hợp theo quy định pháp luật, quy chế phối hợp và sự phân công của Cục trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?