Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
Doanh thu chưa thực hiện là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định giải thích doanh thu chưa thực hiện như sau:
Doanh thu chưa thực hiện là tài khoản phản ánh số doanh thu hiện có và tình hình tăng giảm doanh thu chưa thực hiện trong kỳ kế toán của doanh nghiệp, gồm:
- Số tiền khách hàng đã thanh toán trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về việc cho thuê tài sản;
- Thu trước khoản lãi nhận được khi cho vay vốn hoặc mua nợ các công cụ;
- Các khoản doanh thu chưa thực hiện khác như: khoản tiền chênh lệch giữa giá bán hàng trả góp, trả chậm theo cam kết so với giá bán trả tiền ngay, khoản doanh thu tương ứng với giá trị hàng hóa dịch vụ hoặc số tiền phải chiết khấu giảm giá phát sinh từ chương trình cho khách hàng truyền thống.
Lưu ý: Không hạch toán vào tài khoản 3387 các khoản sau:
- Tiền thu trước của khách hàng mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm, hàng hóa cũng như dịch vụ;
- Khoản doanh thu chưa thu được tiền của hoạt động cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ nhiều kỳ (doanh thu nhận trước chỉ được ghi nhận khi đã thực thu được tiền, không được ghi đối ứng với TK 131 – Phải thu của khách hàng).
Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào? (Hình từ Internet)
Hoạch toán doanh thu chưa thực hiện trong trường hợp cho thuê tài sản cố định, bất động sản đầu tư theo phương phức cho thuê hoạt động?
Theo quy định tại tiết 3.5 khoản 3 Điều 57 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định như sau:
Hạch toán doanh thu chưa thực hiện về cho thuê tài sản cố định, bất động sản đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động, doanh thu của kỳ kế toán được xác định bằng tổng số tiền cho thuê hoạt động tài sản cố định, bất động sản đầu tư đã thu chia cho số kỳ thu tiền trước cho thuê hoạt động tài sản cố định, bất động sản đầu tư (trừ trường hợp được ghi nhận doanh thu một lần đối với toàn bộ số tiền nhận trước):
- Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về cho thuê tài sản cố định, bất động sản đầu tư trong nhiều năm, kế toán phản ánh doanh thu chưa thực hiện theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng, ghi:
Nợ các Tài khoản 111, 112,... (tổng số tiền nhận trước).
Có Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (giá chưa có thuế giá trị gia tăng).
Có Tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).
- Khi tính và ghi nhận doanh thu của từng kỳ kế toán, ghi:
Nợ Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện.
Có Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113, 5117).
- Trường hợp hợp đồng cho thuê tài sản không được thực hiện phải trả lại tiền cho khách hàng, ghi:
Nợ Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (giá cho thuê chưa có thuế giá trị gia tăng).
Nợ Tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp (số tiền trả lại cho người đi thuê về thuế giá trị gia tăng của hoạt động cho thuê tài sản cố định không thực hiện được).
Có các Tài khoản 111, 112,...(số tiền trả lại).
Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
Theo quy định tại tiết 3.6 khoản 3 Điều 57 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định như sau:
- Khi bán hàng trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của kỳ kế toán theo giá bán trả tiền ngay, phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay ghi vào tài khoản 3387 "Doanh thu chưa thực hiện", ghi:
Nợ TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (nếu thu được tiền ngay);
Nợ TK 131: Số tiền phải thu (nếu chưa thu được tiền);
Có TK 511 (5111, 5113): Giá bán trả tiền ngay chưa có thuế;
Có TK 333 (3331, 3332): Số tiền thuế GTGT phải nộp;
Có TK 3387: Phần chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp so với giá bán trả tiền ngay.
- Định kỳ, kế toán phân bổ theo số kỳ trả chậm, trả góp và ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ:
Nợ TK 3387: Số tiền lãi một kỳ trả chậm, trả góp;
Có TK 515: Số tiền lãi một kỳ trả chậm, trả góp.
- Khi thực thu tiền bán hàng trả chậm, trả góp trong đó gồm cả phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả tiền ngay, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.
- Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán:
+ Nếu bán sản phẩm, hàng hoá, ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán
Có các TK 154 (631), 155, 156, 157,...
+ Nếu thanh lý, bán BĐS đầu tư, ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (giá trị còn lại của BĐS đầu tư)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2147) (số hao mòn luỹ kế - nếu có)
Có TK 217- BĐS đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?