Doanh nghiệp xuất khẩu gạo thơm sang Liên minh châu Âu trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA có được miễn thuế nhập khẩu không?
- Doanh nghiệp xuất khẩu gạo thơm sang Liên minh châu Âu trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA có được miễn thuế nhập khẩu không?
- Ai có thẩm quyền chứng nhận chủng loại gạo thơm để doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang Liên minh châu Âu trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA?
- Doanh nghiệp xuất khẩu gạo thơm sang sang Liên minh châu Âu nộp hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm bằng hình thức nào?
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo thơm sang Liên minh châu Âu trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA có được miễn thuế nhập khẩu không?
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo thơm sang Liên minh châu Âu trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA có được miễn thuế nhập khẩu không, thì theo quy định tại Điều 1 Nghị định 103/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 11/2022/NĐ-CP như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm thuộc Danh mục quy định tại điểm 8 tiểu mục 1 mục B Phụ lục 2-A của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (sau đây viết tắt là Hiệp định EVFTA) được hưởng miễn thuế nhập khẩu theo hạn ngạch khi xuất khẩu sang Liên minh châu Âu trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA và xuất khẩu sang Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (sau đây viết tắt là Hiệp định UKVFTA)”.
Theo đó tại điểm 8 tiểu mục 1 mục B Phụ lục 2-A của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu như sau:
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp xuất khẩu gạo thơm thuộc các loại trên sang Liên minh châu Âu trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA thì được miễn thuế nhập khẩu theo hạn ngạch.
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo thơm sang Liên minh châu Âu trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA có được miễn thuế nhập khẩu không? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền chứng nhận chủng loại gạo thơm để doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang Liên minh châu Âu trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA?
Ai có thẩm quyền chứng nhận chủng loại gạo thơm để doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang Liên minh châu Âu trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA, thì theo quy định tại Điều 6 Nghị định 103/2020/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền chứng nhận, chứng nhận lại, hủy bỏ Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm
Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận, chứng nhận lại, hủy bỏ Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm là Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thẩm quyền quyền chứng nhận chủng loại gạo thơm để doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang Liên minh châu Âu trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA.
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo thơm sang sang Liên minh châu Âu nộp hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm bằng hình thức nào?
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo thơm sang sang Liên minh châu Âu nộp hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm bằng hình thức được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 103/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 11/2022/NĐ-CP như sau:
Chứng nhận chủng loại gạo thơm
…
2. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến Cục Trồng trọt.
Trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính: Cục Trồng trọt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho tổ chức, cá nhân.
Trường hợp nộp qua môi trường điện tử: Thành phần hồ sơ phải được kê khai và ký chữ ký số trên các biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 9 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
b) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định và chứng nhận vào mục 10 mẫu Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP đối với gạo thơm xuất khẩu sang EU hoặc Phụ lục VIa ban hành kèm theo Nghị định này đối với gạo thơm xuất khẩu sang UK; trường hợp không chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp xuất khẩu gạo thơm sang sang Liên minh châu Âu nộp hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm bằng hình thức trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến Cục Trồng trọt.
Nếu nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính: Cục Trồng trọt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho tổ chức, cá nhân.
Nếu nộp qua môi trường điện tử: Thành phần hồ sơ phải được kê khai và ký chữ ký số trên các biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 9 Nghị định 45/2020/NĐ-CP.
Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?