Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo ở nước ngoài có được nộp tiền ký quỹ tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài không?
- Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo ở nước ngoài có được nộp tiền ký quỹ tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài không?
- Hợp đồng ký quỹ giữa doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo ở nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nhận ký quỹ bao gồm những nội dung gì?
- Tiền ký quỹ của doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo ở nước ngoài được sử dụng với mục đích gì?
Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo ở nước ngoài có được nộp tiền ký quỹ tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài không?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Mức tiền ký quỹ
1. Doanh nghiệp thực hiện việc ký quỹ tại một ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (sau đây viết tắt là ngân hàng nhận ký quỹ).
2. Mức tiền ký quỹ bằng 10% một lượt vé máy bay hạng phổ thông từ nơi làm việc về Việt Nam tính theo số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong Hợp đồng nhận lao động thực tập.
Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài có thể nộp tiền ký quỹ tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài với điều kiện chi nhánh này phải thuộc ngân hàng được phép thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Người lao động Việt Nam tham gia đào tạo ở nước ngoài (hình từ Internet)
Hợp đồng ký quỹ giữa doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo ở nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nhận ký quỹ bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý tiền ký quỹ
1. Doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ ký kết hợp đồng ký quỹ bao gồm các nội dung sau: tên, mã số, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của ngân hàng nhận ký quỹ; số tiền ký quỹ; mục đích ký quỹ; lãi suất tiền gửi ký quỹ; hình thức trả lãi tiền ký quỹ; sử dụng tiền ký quỹ; rút tiền ký quỹ; tất toán tài khoản ký quỹ; trách nhiệm của các bên liên quan và các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Ngân hàng nhận ký quỹ xác nhận bằng văn bản việc ký quỹ của doanh nghiệp theo Mẫu số 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tiền ký quỹ được ngân hàng nhận ký quỹ phong tỏa theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi thực hiện ký quỹ, hợp đồng ký quỹ giữa doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo ở nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nhận ký quỹ bao gồm những nội dung sau:
- Tên, mã số, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp;
- Tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của ngân hàng nhận ký quỹ;
- Số tiền ký quỹ;
- Mục đích ký quỹ;
- Lãi suất tiền gửi ký quỹ;
- Hình thức trả lãi tiền ký quỹ;
- Sử dụng tiền ký quỹ;
- Rút tiền ký quỹ;
- Tất toán tài khoản ký quỹ;
- Trách nhiệm của các bên liên quan và các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Tiền ký quỹ của doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo ở nước ngoài được sử dụng với mục đích gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Sử dụng tiền ký quỹ
1. Tiền ký quỹ được sử dụng để bảo đảm các nghĩa vụ của doanh nghiệp quy định tại điểm đ, h, k và m khoản 2 Điều 41 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và chỉ được sử dụng theo yêu cầu bằng văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với Hợp đồng đào tạo nghề có thời gian đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài từ 90 ngày trở lên) hoặc văn bản của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (đối với Hợp đồng đào tạo nghề có thời gian đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài dưới 90 ngày).
...
Theo đó, tiền ký quỹ của doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo ở nước ngoài được sử dụng với mục đích sau:
- Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động do doanh nghiệp đưa đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;
- Bồi thường cho người lao động theo hợp đồng đã ký kết và quy định của pháp luật về những thiệt hại do doanh nghiệp, gây ra;
- Giải quyết quyền lợi cho người lao động trong trường hợp doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan của nước mà người lao động đến đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề để:
+ Giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động;
+ Giải quyết vấn đề phát sinh trong trường hợp người lao động chết, bị tai nạn hoặc bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản hoặc trong
+ Giải quyết vấn đề phát sinh trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế, tình trạng khẩn cấp hoặc vì lý do bất khả kháng khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?