Doanh nghiệp vận tải tổ chức cho hành khách ngừng đi tàu ở ga dọc đường như thế nào? Nếu hành khách bị nhỡ tàu hỏa thì vé hành khách đó có còn giá trị sử dụng không?

Nếu hành khách bị nhỡ tàu hỏa thì vé hành khách đó có còn giá trị sử dụng không? Nếu hành khách mất thẻ lên tàu hỏa thì sao? Doanh nghiệp vận tải tổ chức cho hành khách ngừng đi tàu ở ga dọc đường như thế nào? - Câu hỏi của anh Quốc Phong đến từ Vĩnh Phúc

Nếu hành khách bị nhỡ tàu hỏa thì vé hành khách đó có còn giá trị sử dụng không?

Căn cứ vào Điều 23 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

Hành khách bị nhỡ tàu
1. Hành khách bị nhỡ tàu không do lỗi của doanh nghiệp thì vé không còn giá trị sử dụng. Doanh nghiệp quy định cụ thể các trường hợp nhỡ tàu do nguyên nhân khách quan và các biện pháp giải quyết để hỗ trợ hành khách.
2. Hành khách bị nhỡ tàu do lỗi của doanh nghiệp thì giải quyết như sau:
a) Đại diện của doanh nghiệp xác nhận bố trí để hành khách đi chuyến tàu sớm nhất có quy định dừng ở ga đến ghi trên vé của hành khách. Trường hợp doanh nghiệp bố trí loại chỗ có hạng thấp hơn loại chỗ ghi trên vé của hành khách thì doanh nghiệp có trách nhiệm trả lại tiền chênh lệch giữa tiền ghi trên vé của hành khách và tiền của loại chỗ thực tế trên tàu mà doanh nghiệp bố trí cho hành khách. Trường hợp doanh nghiệp bố trí chỗ có hạng cao hơn loại chỗ ghi trên vé của hành khách thì hành khách không phải trả thêm tiền;
b) Hành khách có quyền yêu cầu đổi vé đi vào ngày khác cùng loại tàu tương đương với vé đã mua và chỉ được thay đổi một lần;
c) Trường hợp hành khách không tiếp tục chờ đi tàu, doanh nghiệp phải trả toàn bộ tiền vé (nếu nhỡ tàu ở ga đi) hoặc tiền vé trên đoạn đường chưa đi (nếu nhỡ tàu ở ga dọc đường);
d) Doanh nghiệp quy định việc hỗ trợ hành khách như ăn, uống, ngủ, nghỉ trong thời gian hành khách chờ đi tàu.

Như vậy, trường hợp hành khách bị nhỡ tàu hỏa không do lỗi của doanh nghiệp vận tải thì vé hành khách đó sẽ không còn giá trị sử dụng. Doanh nghiệp vận tải quy định cụ thể các trường hợp nhỡ tàu do nguyên nhân khách quan và các biện pháp giải quyết để hỗ trợ hành khách.

Còn trường hợp hành khách bị nhỡ tàu hỏa do lỗi của doanh nghiệp vận tảu thì doanh nghiệp phải có các biện pháp như bố trí cho hành khách đi tàu sớm nhất, đổi vé hoặc trả lại tiền vé cho hành khách đó.

Nếu hành khách bị nhỡ tàu hỏa thì vé hành khách đó có còn giá trị sử dụng không?

Nếu hành khách bị nhỡ tàu hỏa thì vé hành khách đó có còn giá trị sử dụng không? (Hình từ Internet)

Nếu hành khách mất thẻ lên tàu hỏa thì sao?

Căn cứ vào Điều 22 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

Mất vé, thẻ lên tàu
1. Trường hợp hành khách bị mất vé cứng thì hành khách báo cho nhân viên của doanh nghiệp. Trường hợp hành khách chứng minh được quyền sở hữu vé, doanh nghiệp có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận để hành khách tiếp tục đi tàu. Mẫu Giấy xác nhận do doanh nghiệp quy định.
2. Trường hợp hành khách bị mất thẻ lên tàu thì giải quyết như sau:
a) Hành khách phải cung cấp cho doanh nghiệp về các thông tin của mình khi mua vé;
b) Trên cơ sở dữ liệu quản lý vé điện tử đã bán cho hành khách, đại diện doanh nghiệp cung cấp lại thẻ lên tàu cho hành khách đã mua.
3. Trường hợp doanh nghiệp không có đủ cơ sở để xác minh được là hành khách đã có vé đi tàu thì hành khách phải mua vé bổ sung theo quy định của doanh nghiệp hoặc hành khách phải xuống tàu tại ga gần nhất tàu có đỗ.

Trường hợp hành khách bị mất thẻ lên tàu hỏa thì giải quyết như sau:

- Hành khách phải cung cấp cho doanh nghiệp vận tải về các thông tin của mình khi mua vé;

- Trên cơ sở dữ liệu quản lý vé điện tử đã bán cho hành khách, đại diện doanh nghiệp vận tải cung cấp lại thẻ lên tàu cho hành khách đã mua.

- Trường hợp doanh nghiệp vận tải không có đủ cơ sở để xác minh được là hành khách đã có vé đi tàu thì hành khách phải mua vé bổ sung theo quy định của doanh nghiệp hoặc hành khách phải xuống tàu tại ga gần nhất tàu có đỗ.

Doanh nghiệp vận tải tổ chức cho hành khách ngừng đi tàu ở ga dọc đường như thế nào?

Căn cứ vào Điều 20 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về việc tổ chức cho hành khách ngừng đi tàu ở ga dọc đường như sau:

Hành khách ngừng đi tàu ở ga dọc đường
Trường hợp hành khách đi tàu vì lý do ốm đau trên tàu không thể tiếp tục hành trình buộc phải xuống ga dọc đường, Trưởng tàu có trách nhiệm sau:
1. Tổ chức sơ cứu cho hành khách;
2. Xác nhận để hành khách đi tiếp bằng chuyến tàu khác hoặc được doanh nghiệp trả lại tiền vé đối với quãng đường hành khách chưa đi tính từ ga gần nhất phía trước mà tàu có đỗ nhận khách đến ga đến ghi trên vé của hành khách đã mua.

Trường hợp hành khách đi tàu vì lý do ốm đau trên tàu không thể tiếp tục hành trình buộc phải xuống ga dọc đường, Trưởng tàu có trách nhiệm sau:

- Tổ chức sơ cứu cho hành khách;

- Xác nhận để hành khách đi tiếp bằng chuyến tàu khác hoặc được doanh nghiệp vận tải trả lại tiền vé đối với quãng đường hành khách chưa đi tính từ ga gần nhất phía trước mà tàu có đỗ nhận khách đến ga đến ghi trên vé của hành khách đã mua.

Kinh doanh vận tải hành khách
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hộ kinh doanh không được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định được quy định như thế nào?
Pháp luật
Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách tuyến cố định theo Nghị định 158/2024 thế nào?
Pháp luật
Từ năm 2025, xe ô tô đưa đón học sinh có niên hạn sử dụng không quá 20 năm? Xe hết niên hạn sử dụng có bị thu hồi biển số xe?
Pháp luật
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng trên 30 năm không? Có được ưu tiên dừng, đỗ tại các trung tâm thương mại?
Pháp luật
Tài xế lái xe theo hợp đồng chở đám tang có cần phải mang theo danh sách hành khách trên xe hay không?
Pháp luật
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi cần có phù hiệu taxi hay không? Người điều khiển taxi cần làm gì khi phương tiện không có thiết bị giám sát hành trình?
Pháp luật
Kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa là gì? Khi gặp thời tiết xấu thì người điều khiển phương tiện thủy nội địa phải làm gì?
Pháp luật
Thế nào là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định? Thời gian tăng cường phương tiện để giải tỏa hành khách tối đa là bao lâu?
Pháp luật
Lệ phí trước bạ khi đăng ký xe ô tô để kinh doanh vận tải hành khách có được tính là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN?
Pháp luật
Lái xe ô tô đưa đón học sinh phải có 02 năm kinh nghiệm lái xe kinh doanh vận tải hành khách theo đề xuất tại Dự thảo Luật Đường bộ?
Pháp luật
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi được ưu tiên dừng, đỗ để đón, trả khách tại những địa điểm nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh vận tải hành khách
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
815 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh vận tải hành khách

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh vận tải hành khách

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào