Doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên, đâu là sự lựa chọn tối ưu?
Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
Theo khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân được hiểu là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Ngoài ra, dựa trên quy định tại Điều khoản này, ta có thể hình dung rõ những đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân, bao gồm:
- Do 1 người làm chủ
- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
- Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của công ty.
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên, đâu là sự lựa chọn tối ưu?
Đặc điểm của công ty TNHH một thành viên
Theo Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ.
Theo đó, công ty TNHH 1 thành viên có những đặc điểm như sau:
- Do 1 người, hoặc 1 tổ chức làm chủ.
- Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn về hoạt động của công ty.
- Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu của Luật này.
Ngoài ra, nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty được quy định cụ thể tại Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2020, bao gồm:
- Góp đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty.
- Tuân thủ Điều lệ công ty.
- Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty với tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với chi tiêu của Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê, hợp đồng, giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.
- Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
- Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Doanh nghiệp tư nhân hay công ty TNHH một thành viên, đâu là sự lựa chọn tối ưu?
Theo quan điểm khách quan mà nói, mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những ưu thế riêng. Chính vì vậy, chúng tôi chỉ đưa ra những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi loại hình. Bạn có thể tham khảo những phân tích mà chúng tôi đưa ra, nhằm xác định đâu mới là loại doanh nghiệp phù hợp nhất với bạn.
*Ưu và khuyết điểm của doanh nghiệp tư nhân
- Ưu điểm:
+ Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản của mình, chính vì vậy, dễ tạo được niềm tin đối với khách hàng và đối tác.
+ Có toàn quyền trong việc quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp.
+ Ngoài ra, chủ sở hữu doanh nghiệp có thể bán hoặc cho thuê loại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 191 và Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2020
- Khuyết điểm:
Như đã nói, vì không có sự tách bạch hoàn toàn giữa tài sản của công ty và tài sản của chủ sở hữu, cho nên nếu xảy ra vấn đề tài chính, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình.
*Ưu điểm và khuyết điểm của công ty TNHH một thành viên
- Ưu điểm:
+ Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
+ Việc quản lý thành viên trong công ty tương đối dễ dàng
- Nhược điểm :
+ Do không có quyền phát hành cổ phần, việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế.
+ Ngoài ra, khó để tạo được lòng tin trong việc huy động vốn, vì loại hình công ty này chỉ chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản mà công ty có.
Căn cứ từ những ưu điểm và nhược điểm ở trên bạn có thể đối chiếu trường hợp của mình để lựa chọn nên thành lập công ty TNHH một thành viên hay doanh nghiệp tư nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?