Doanh nghiệp trong quá trình khai thác thu được thêm những loại khoáng sản khác thì có phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản đó hay không?
- Cơ quan nào có thẩm quyền thu phí bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản?
- Mức phí bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản được quy định như thế nào?
- Doanh nghiệp trong quá trình khai thác thu được thêm những loại khoáng sản khác thì có phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản đó hay không?
Cơ quan nào có thẩm quyền thu phí bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 164/2016/NĐ-CP về tổ chức thu phí bảo vệ môi trường có nêu rõ:
"Điều 3. Tổ chức thu phí
Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo quy định tại Nghị định này là cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi có hoạt động khai thác khoáng sản."
Như vậy, khi doanh nghiệp khai thác khoáng sản thuộc trường hợp phải nộp phí bảo vệ môi trường thì sẽ nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.
Mức phí bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 164/2016/NĐ-CP, mức phí bảo vệ môi trường được quy định cụ thể trong từng trường hợp như sau:
"Điều 4. Mức phí
1. Mức phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô: 100.000 đồng/tấn; đối với khí thiên nhiên, khí than: 50 đồng/m3. Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành): 35 đồng/m3.
2. Khung mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản khác theo Biểu khung mức phí ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu bằng 60% mức phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại Biểu mức thu ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Căn cứ mức phí quy định tại Biểu khung mức phí ban hành kèm theo Nghị định này, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) quyết định cụ thể mức thu phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản áp dụng tại địa phương cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ."
Như vậy, bạn có thể đối chiếu với Biểu khung mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được ban hành kèm theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP để xác định được cụ thể mức thu tối thiểu và tối đa được đối với từng loại khoáng sản là bao nhiêu.
Phí bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp trong quá trình khai thác thu được thêm những loại khoáng sản khác thì có phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản đó hay không?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 164/2016/NĐ-CP có quy định liên quan đến phương pháp tính phí như sau:
"Điều 5. Phương pháp tính phí
1. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ nộp phí được tính theo công thức sau:
F = [(Q1 x f1) + (Q2 x f2)] x K
Trong đó:
- F là số phí bảo vệ môi trường phải nộp trong kỳ;
- Q1 là số lượng đất đá bốc xúc thải ra trong kỳ nộp phí (m3);
- Q2 là số lượng quặng khoáng sản nguyên khai khai thác trong kỳ (tấn hoặc m3);
- f1 là mức phí đối với số lượng đất đá bốc xúc thải ra: 200 đồng/m3;
- f2 là mức phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (đồng/tấn hoặc đồng/m3);
- K là hệ số tính phí theo phương pháp khai thác, trong đó:
+ Khai thác lộ thiên (bao gồm cả khai thác bằng sức nước như khai thác titan, cát, sỏi lòng sông): K = 1,1;
+ Khai thác hầm lò và các hình thức khai thác khác (khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, nước khoáng thiên nhiên và các trường hợp còn lại): K = 1.
[...]
4. Số lượng khoáng sản khai thác trong kỳ để xác định số phí bảo vệ môi trường phải nộp là số lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí (Q2). Trường hợp khoáng sản khai thác phải qua sàng, tuyển, phân loại, làm giàu trước khi bán ra và các trường hợp khác mà cần thiết phải quy đổi, căn cứ điều kiện thực tế khai thác và công nghệ chế biến khoáng sản trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cục thuế địa phương để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
5. Trường hợp trong quá trình khai thác mà thu được thêm loại khoáng sản khác thuộc loại khoáng sản được cấp phép thì người nộp phí phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với quặng khoáng sản (Q2) theo mức thu của loại khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác."
Như vậy, khi doanh nghiệp bạn khai thác khoáng sản mà thu được thêm loại khoáng sản khác thuộc loại khoáng sản được cấp phép thì người nộp phí phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với quặng khoáng sản (Q2) theo mức thu của loại khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?