Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến được hỗ trợ nếu đáp ứng những điều kiện nào?
- Trong lĩnh vực doanh nghiệp nhỏ và vừa thì chuỗi giá trị là gì?
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến được hỗ trợ nếu đáp ứng những điều kiện nào?
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến được hỗ trợ gồm những nội dung nào?
- Lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị để hỗ trợ được xác định dựa trên những tiêu chí nào?
Trong lĩnh vực doanh nghiệp nhỏ và vừa thì chuỗi giá trị là gì?
Trong lĩnh vực doanh nghiệp nhỏ và vừa thì chuỗi giá trị được giải thích theo khoản 3 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 như sau:
Chuỗi giá trị là mạng lưới liên kết tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm các giai đoạn tiếp nối nhau từ hình thành ý tưởng, thiết kế, sản xuất, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng.
Theo đó, chuỗi giá trị là mạng lưới liên kết tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm các giai đoạn tiếp nối nhau từ hình thành ý tưởng, thiết kế, sản xuất, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng.
Chuỗi giá trị là gì? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến được hỗ trợ nếu đáp ứng những điều kiện nào?
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến được hỗ trợ nếu đáp ứng những điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 như sau:
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị
1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến được hỗ trợ nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Tạo ra sản phẩm có lợi thế cạnh tranh về chất lượng và giá thành;
b) Có đổi mới sáng tạo về quy trình công nghệ, vật liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị.
...
Như vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến được hỗ trợ nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
- Tạo ra sản phẩm có lợi thế cạnh tranh về chất lượng và giá thành;
- Có đổi mới sáng tạo về quy trình công nghệ, vật liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến được hỗ trợ gồm những nội dung nào?
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến được hỗ trợ gồm những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 như sau:
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị
...
2. Nội dung hỗ trợ bao gồm:
a) Đào tạo chuyên sâu về công nghệ, kỹ thuật sản xuất; tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng, chiến lược phát triển sản phẩm theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;
b) Cung cấp thông tin về nhu cầu kết nối, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;
c) Hỗ trợ phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường sản phẩm của cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;
d) Hỗ trợ sản xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;
đ) Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách cấp bù lãi suất đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Việc cấp bù lãi suất được thực hiện thông qua các tổ chức tín dụng.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị không thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến do Chính phủ quy định sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.
Theo đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến được hỗ trợ gồm những nội dung sau đây:
- Đào tạo chuyên sâu về công nghệ, kỹ thuật sản xuất; tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng, chiến lược phát triển sản phẩm theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;
- Cung cấp thông tin về nhu cầu kết nối, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;
- Hỗ trợ phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường sản phẩm của cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;
- Hỗ trợ sản xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;
- Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách cấp bù lãi suất đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Việc cấp bù lãi suất được thực hiện thông qua các tổ chức tín dụng.
Lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị để hỗ trợ được xác định dựa trên những tiêu chí nào?
Lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị để hỗ trợ được xác định dựa trên những tiêu chí được quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 80/2021/NĐ-CP như sau:
Tiêu chí xác định chuỗi giá trị và lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị để hỗ trợ
1. Chuỗi giá trị được xác định khi đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau đây:
a) Sản xuất, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng;
b) Có các doanh nghiệp đầu chuỗi trong chuỗi giá trị;
c) Có các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tiềm năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp đầu chuỗi.
2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị được lựa chọn hỗ trợ khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
a) Là doanh nghiệp đầu chuỗi trong chuỗi giá trị;
b) Có hợp đồng mua bán, hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp đầu chuỗi;
c) Được doanh nghiệp đầu chuỗi hoặc cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đánh giá có tiềm năng trở thành nhà cung ứng cho doanh nghiệp đầu chuỗi.
Theo đó, lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị để hỗ trợ được xác định dựa trên những tiêu chí trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?