Doanh nghiệp nhà nước tự giám sát về hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích gì và bao gồm những nội dung nào?
Đối tượng nào trong nội bộ doanh nghiệp nhà nước thực hiện tự giám sát hoạt động của doanh nghiệp?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 224/2006/QĐ-TTg năm 2006, có quy định về doanh nghiệp tự giám sát như sau:
Doanh nghiệp tự giám sát
1. Chủ thể tự giám sát
Chủ thể tự giám sát trong nội bộ doanh nghiệp là người quản lý, điều hành và người lao động trong doanh nghiệp. Các chủ thể này sử dụng kiểm toán nội bộ, các bộ phận chuyên môn và nghiệp vụ của doanh nghiệp, thanh tra nhân dân, tổ chức công đoàn, đại hội công nhân, viên chức để giám sát.
Giám sát nội bộ doanh nghiệp được thực hiện theo các quy định trong Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Quy chế quản lý tài chính doanh nghiệp, Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp, Quy chế kiểm toán nội bộ, Điều lệ doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
…
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng tự giám sát trong nội bộ doanh nghiệp nhà nước là người quản lý, điều hành và người lao động trong doanh nghiệp. Các chủ thể này sử dụng kiểm toán nội bộ, các bộ phận chuyên môn và nghiệp vụ của doanh nghiệp, thanh tra nhân dân, tổ chức công đoàn, đại hội công nhân, viên chức để giám sát.
Doanh nghiệp nhà nước (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp nhà nước tự giám sát về hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 224/2006/QĐ-TTg năm 2006, có quy định về doanh nghiêp tự giám sát như sau:
Doanh nghiệp tự giám sát
…
2. Mục đích giám sát
Doanh nghiệp tự giám sát diễn biến về hoạt động của doanh nghiệp để phát hiện kịp thời những tồn tại, vướng mắc và ngăn chặn, khắc phục những vi phạm, rủi ro trong sản xuất, kinh doanh; đưa ra các quyết định về quản lý điều hành, các biện pháp xử lý, hoặc kiến nghị với chủ sở hữu, với cơ quan chức năng của Nhà nước quyết định những vấn đề không thuộc thẩm quyền của doanh nghiệp.
…
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp nhà nước tự giám sát về hoạt động của doanh nghiệp nhằm phát hiện kịp thời những tồn tại, vướng mắc và ngăn chặn, khắc phục những vi phạm, rủi ro trong sản xuất, kinh doanh;
Đưa ra các quyết định về quản lý điều hành, các biện pháp xử lý, hoặc kiến nghị với chủ sở hữu, với cơ quan chức năng của Nhà nước quyết định những vấn đề không thuộc thẩm quyền của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhà nước tự giám sát hoạt động của doanh nghiệp gồm những nội dung nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 5 Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 224/2006/QĐ-TTg năm 2006, có quy định về doanh nghiêp tự giám sát như sau:
Doanh nghiệp tự giám sát
…
3. Nội dung giám sát
a) Giám sát việc huy động, sử dựng và phân phổi các nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm: tài sản, vật tư hàng hoá, tiền vốn, lao động, doanh thu, lợi nhuận, phân phối kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và các nguồn lực khác trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp;
b) Giám sát việc tuyển dụng, sử dụng và trả lương cho người lao. động việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm và quyền lợi khác của người lao động;
c) Kiểm tra độ tin cậy của số liệu báo cáo tài chính, báo cáo khác và các thông tin kinh tế - tài chính theo quy định hiện hành. Phát hiện những tồn tại, yếu kém trong hệ thống quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp;
d) Giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu, người quản lý, điều hành doanh nghiệp. Đánh giá về tính hiệu lực và hiệu quả các nghị quyết, quyết định của người quản lý, điều hành doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của họ; năng lực và hiệu quả hoạt động của các bộ phận quản lý, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp nhà nước tự giám sát hoạt động của doanh nghiệp gồm những nội dung sau:
- Giám sát việc huy động, sử dựng và phân phổi các nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm: tài sản, vật tư hàng hoá, tiền vốn, lao động, doanh thu, lợi nhuận, phân phối kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và các nguồn lực khác trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp;
- Giám sát việc tuyển dụng, sử dụng và trả lương cho người lao. động việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm và quyền lợi khác của người lao động;
- Kiểm tra độ tin cậy của số liệu báo cáo tài chính, báo cáo khác và các thông tin kinh tế - tài chính theo quy định hiện hành. Phát hiện những tồn tại, yếu kém trong hệ thống quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp;
- Giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu, người quản lý, điều hành doanh nghiệp.
- Đánh giá về tính hiệu lực và hiệu quả các nghị quyết, quyết định của người quản lý, điều hành doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của họ; năng lực và hiệu quả hoạt động của các bộ phận quản lý, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?