Doanh nghiệp, lao động nước ngoài có phải đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định pháp luật hay không?
Đối tượng và mức đóng góp vào quỹ?
Tại Điều 5 Nghị định 94/2014/NĐ-CP quy định đối tượng và mức đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai như sau:
- Các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập:
Mức đóng góp bắt buộc một năm là hai phần vạn trên tổng giá trị tài sản hiện có tại Việt Nam theo báo cáo tài chính hàng năm nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật về lao động đóng góp như sau:
+ Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang hưởng lương, cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước đóng 1 ngày lương/người/năm theo mức lương cơ bản sau khi trừ các khoản thuế, bảo hiểm phải nộp;
+ Người lao động trong các doanh nghiệp đóng 1 ngày lương/người/năm theo mức lương tối thiểu vùng;
+ Người lao động khác, trừ các đối tượng đã được quy định tại điểm a, điểm b khoản này, đóng 15.000 đồng/người/năm.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp tự nguyện cho Quỹ.
Theo quy định trên thì doanh nghiệp là tổ chức kinh tế hoạch toán độc lập vẫn thuộc đối tượng đóng Quỹ phòng, chống thiên tai. Đối với trường hợp người lao động nước ngoài thì không thuộc đối tượng bắt buộc phải đóng đóng Quỹ phòng, chống thiên tai vì đối với cá nhân thì chỉ công dân Việt Nam (người có quốc tịch Việt Nam) mới thuộc đối tượng phải đóng.
Thiên tai
Đối tượng nào được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 94/2014/NĐ-CP quy định đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp như sau:
- Đối tượng được miễn đóng góp:
+ Thương binh, bệnh binh và những người được hưởng chính sách như thương binh;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sỹ;
+ Quân nhân làm nghĩa vụ trong lực lượng vũ trang, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân đang hưởng phụ cấp sinh hoạt phí;
+ Sinh viên, học sinh đang theo học tập trung dài hạn tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học, Dạy nghề;
+ Người khuyết tật hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; người mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên;
+ Người đang trong giai đoạn thất nghiệp hoặc không có việc làm từ 6 tháng trong 1 năm trở lên;
+ Thành viên hộ gia đình thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo; thành viên thuộc hộ gia đình ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa; thành viên thuộc hộ gia đình bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ, tai nạn;
+ Hợp tác xã không có nguồn thu;
+ Tổ chức kinh tế hạch toán độc lập trong năm bị thiệt hại do thiên tai gây ra về tài sản, nhả xưởng, thiết bị; phải tu sửa, mua sắm với giá trị lớn hơn hai phần vạn tổng giá trị tài sản của tổ chức hoặc phải ngừng sản xuất kinh doanh từ 5 ngày trở lên.
- Đối tượng được giảm, tạm hoãn đóng góp:
Tổ chức kinh tế hạch toán độc lập được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thì được xem xét giảm, tạm hoãn đóng góp Quỹ.
Như vậy, trường hợp của bạn Doanh nghiệp nước ngoài không thuộc trường hợp được miễn giảm đóng góp vào Quỹ bạn nhé.
Thẩm quyền quyết định miễn, giảm, tạm hoãn và thời hạn được miễn, giảm, tạm hoãn thuộc về ai?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 94/2014/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định miễn, giảm, tạm hoãn và thời hạn được miễn, giảm, tạm hoãn như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định miễn, giảm, tạm hoãn đối với các đối tượng được quy định tại Điều 6 Nghị định này.
- Việc xét miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp Quỹ của địa phương được tiến hành mỗi năm một lần vào thời điểm giao chỉ tiêu kế hoạch thu Quỹ. Trường hợp miễn, giảm, tạm hoãn do thiệt hại thiên tai, tổ chức, cá nhân phải báo cáo thiệt hại và đề xuất chính quyền địa phương để tổng hợp gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn, giảm, tạm hoãn. Trường hợp đối tượng đã đóng góp tiền nộp vào Quỹ, nếu được xét miễn, giảm, tạm hoãn thì số tiền đã nộp được trừ vào số tiền đóng góp của năm sau.
Như vậy, nếu trong trường hợp ví dụ bạn được miễn giảm đóng góp vào quỹ theo quy định trên thì thẩm quyền quyết định thuộc về chính quyền địa phương nơi bạn thành lập doanh nghiệp bạn nhé.
Nguồn đóng góp tự nguyện cho phòng, chống thiên tai là những nguồn nào?
Căn cứ Điều 11 Luật Phòng chống thiên tai 2013 quy định về nguồn đóng góp tự nguyện cho phòng, chống thiên tai như sau:
- Đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân cho công tác phòng, chống thiên tai dưới các hình thức: đóng góp vào quỹ xã hội, quỹ từ thiện; tham gia quyên góp theo quy định của pháp luật và hỗ trợ trực tiếp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại do thiên tai.
- Việc phân bổ, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về quỹ xã hội, quỹ từ thiện và có sự thống nhất của chính quyền địa phương nơi có đối tượng được hỗ trợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?