Doanh nghiệp là cơ sở in thực hiện hoạt động in các sản phẩm bao bì, nhãn hàng hóa có cần được cấp giấy phép hoạt động in hay không?
Hình in trên bao bì, nhãn hàng hóa có được xem là sản phẩm in hay không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1, điểm đ bị bãi bỏ bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 72/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2023) sản phẩm in được quy định như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
[...]
4. Sản phẩm in là sản phẩm được tạo ra bằng công nghệ, thiết bị ngành in trên các loại vật liệu khác nhau, bao gồm:
a) Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;
b) Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành;
c) Tem chống giả;
d) Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền);
e) Bao bì, nhãn hàng hóa;
g) Mẫu, biểu mẫu, giấy tờ, sách, sổ, tài liệu hướng dẫn sử dụng, giới thiệu, quảng cáo thiết bị, công cụ sản xuất, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; áp-phích, tờ rời, tờ gấp không phải là xuất bản phẩm theo quy định của Luật Xuất bản;
h) Các sản phẩm in khác.
Căn cứ quy định trên, có thể thấy sản phẩm nếu được tạo ra bằng công nghệ, thiết bị ngành in trên các bao bì, nhãn hàng hóa thì sẽ được xem là sản phẩm in. Theo như thông tin bạn cung cấp, công ty bạn thực hiện việc in ấn các bao bì, nhãn hàng hóa sau khi mua và lắp thêm trục in và nhúng qua khay mực để in lên sản phẩm. Do đó, sản phẩm công ty bạn tạo ra có thể được xem là một loại sản phẩm in.
Trước đây, khoản 4 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
4. Sản phẩm in là sản phẩm được tạo ra bằng công nghệ, thiết bị ngành in trên các loại vật liệu khác nhau, bao gồm:
a) Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;
b) Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành;
c) Tem chống giả;
d) Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền);
đ) Xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật về xuất bản;
e) Bao bì, nhãn hàng hóa;
g) Tài liệu, giấy tờ của tổ chức, cá nhân;
h) Các sản phẩm in khác.
Doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm in là bao bì, nhãn hàng hóa có được xem là cơ sở in hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định 72/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2023) quy định:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
6. Cơ sở in là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp thực hiện đầy đủ hoặc từng công đoạn chế bản, in, gia công sau in. "
Như vậy, hoạt động của công ty bạn đang thực hiện có thể được xem là cơ sở in thực hiện in sản phẩm quy định tại điểm e khoản 4 Điều 2 Nghị định này.
Trước đây, khoản 6 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định Cơ sở in là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp thực hiện đầy đủ hoặc từng công đoạn chế bản, in, gia công sau in.
Cơ sở in các sản phẩm in là bao bì, nhãn hàng hóa có cần phải xin giấy phép cho hoạt động in ấn hay không?
Cơ sở in các sản phẩm in là bao bì, nhãn hàng hóa có cần phải xin giấy phép cho hoạt động in ấn hay không?
Đối với việc cấp giấy phép hoạt động in, Điều 12 Nghị định 60/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 1 Nghị định 25/2018/NĐ-CP như sau:
"Điều 12. Cấp giấy phép hoạt động in
1. Trước khi hoạt động, cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm quy định tại điểm a và điểm c khoản 4 Điều 2 Nghị định này phải có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in theo quy định sau đây:
a) Cơ sở in thuộc các bộ, cơ quan, tổ chức trung ương gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Cơ sở in khác gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp hồ sơ gửi qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến phải đảm bảo tính pháp lý theo quy định của pháp luật về chữ ký số và các quy định liên quan;"
Trong trường hợp này, doanh nghiệp của bạn thực hiện các hoạt động in theo quy định tại điểm e khoản 4 Điều 2 Nghị định này, do đó không cần thiết phải đề nghị được cấp giấy phép hoạt động in theo quy định trên.
Tại Điều 14 Nghị định 60/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 25/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm đ khoản 1 Điều 2, khoản 1 Điều 3 Nghị định 72/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2023) có quy định về việc đăng ký hoạt động của cơ sở in cụ thể như sau:
"Điều 14. Đăng ký hoạt động cơ sở in
1. Cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in sản phẩm in không thuộc quy định tại các điểm a và điểm c khoản 4 Điều 2 Nghị định này phải đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in.
2. Trước khi hoạt động, cơ sở in phải gửi Tờ khai đăng ký hoạt động in theo mẫu quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in để cấp giấy xác nhận đăng ký hoạt động in theo quy định sau đây:
a) Cơ sở in thuộc các bộ, cơ quan, tổ chức trung ương và cơ sở in thuộc các tổ chức, doanh nghiệp do Nhà nước là chủ sở hữu gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
b) Cơ sở in khác gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
c) Đối với cơ sở in quy định tại điểm b khoản 2 Điều này là chi nhánh có thực hiện chế bản, in, gia công sau in đặt ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác ngoài tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh thực hiện cấp giấy xác nhận đăng ký hoạt động in.
d) Tờ khai gửi qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến phải tuân thủ các quy định về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Trường hợp cấp giấy xác nhận đăng ký hoạt động in cho cơ sở in là chi nhánh không qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến thì trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy xác nhận đăng ký hoạt động in, cơ quan cấp giấy xác nhận phải gửi bản sao giấy xác nhận cho cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở in đặt trụ sở chính để phối hợp quản lý.
3. Tờ khai đăng ký được lập thành 02 (hai) bản theo mẫu quy định.
4. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có một trong các thay đổi về thông tin đã được xác nhận, cơ sở in phải gửi Tờ khai đăng ký thay đổi thông tin theo mẫu quy định đến cơ quan quản lý về hoạt động in để cấp lại giấy xác nhận đăng ký hoạt động in.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Tờ khai đăng ký của cơ sở in quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này, cơ quan quản lý về hoạt động in có trách nhiệm xác nhận đăng ký và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động in; trường hợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.”
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp bạn khi thực hiện các quá trình của hoạt động in để sản xuất ra các bao bì, nhãn hàng hóa được xem là sản phẩm in như trên thì chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động cơ sở in, không cần được cấp giấy phép hoạt động in.
Trước đây, tại Điều 14 Nghị định 60/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 25/2018/NĐ-CP quy định:
Đăng ký hoạt động cơ sở in
1. Cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in sản phẩm in không thuộc quy định tại các điểm a, c, và đ khoản 4 Điều 2 Nghị định này phải đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in.
2. Trước khi hoạt động 15 ngày, cơ sở in phải gửi 02 tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in theo mẫu quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in theo quy định sau đây:
a) Cơ sở in thuộc các bộ, cơ quan, tổ chức trung ương gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Cơ sở in khác gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
3. Tờ khai đăng ký được lập thành 02 (hai) bản theo mẫu quy định.
4. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có một trong các thay đổi về thông tin đã được xác nhận đăng ký, cơ sở in phải gửi bổ sung 02 tờ khai đăng ký thay đổi thông tin theo mẫu quy định.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai đăng ký của cơ sở in quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này, cơ quan quản lý về hoạt động in có trách nhiệm xác nhận đăng ký và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động in; trường hợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Tờ khai đăng ký hoạt động hoặc tờ khai thay đổi thông tin của cơ sở in không thể hiện đầy đủ thông tin theo mẫu quy định hoặc thể hiện thông tin không trung thực bị từ chối xác nhận đăng ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?