Doanh nghiệp không phân định chất thải nguy hại theo danh mục và ngưỡng chất thải nguy hại sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Doanh nghiệp không phân định chất thải nguy hại theo danh mục và ngưỡng chất thải nguy hại sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp không phân định chất thải nguy hại không?
- Thời hiệu xử phạt doanh nghiệp không phân định chất thải nguy hại là bao lâu?
Doanh nghiệp không phân định chất thải nguy hại theo danh mục và ngưỡng chất thải nguy hại sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm d khoản 3 và khoản 9 Điều 29 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại như sau:
Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại
...
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
d) Không phân định chất thải nguy hại theo mã, danh mục và ngưỡng chất thải nguy hại; không phân loại chất thải nguy hại theo quy định; xác định không đúng số lượng, khối lượng chất thải nguy hại để quản lý theo quy định; không khai báo hoặc khai không đúng khối lượng, loại chất thải nguy hại trong báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu do hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6, khoản 7 Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;
c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
d) Buộc chuyển giao chất thải cho đơn vị có chức năng xử lý do hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này gây ra.
Lưu ý: Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau: "Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân".
Theo đó, doanh nghiệp không phân định chất thải nguy hại theo mã, danh mục và ngưỡng chất thải nguy hại sẽ bị xử phạt từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp buộc phải có biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
- Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành
- Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Doanh nghiệp không phân định chất thải nguy hại theo danh mục và ngưỡng chất thải nguy hại sẽ bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp không phân định chất thải nguy hại không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 68 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm môi trường để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các lực lượng được quy định cụ thể như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này trong phạm vi quản lý của mình;
b) Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này;
...
Căn cứ theo khoản 3 Điều 56 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Lưu ý: Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau: "Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 56 đến Điều 67 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân".
Theo phân định thẩm quyền xử phạt thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, đối với tổ chức mức xử phạt 2.000.000.000 đồng và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.
Do đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp không phân định chất thải nguy hại theo mã, danh mục và ngưỡng chất thải nguy hại.
Thời hiệu xử phạt doanh nghiệp không phân định chất thải nguy hại là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm đang thực hiện, các hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
a) Các hành vi được quy định tại Điều 9; điểm e, g, h khoản 1, điểm e, g, h khoản 2, điểm e, g, h khoản 3 Điều 11; điểm b, c khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 13; điểm b, d, e khoản 1, điểm c, d, đ khoản 2, điểm c, d, đ khoản 3, điểm c, d, đ khoản 4 Điều 14; khoản 2, điểm e, g, h khoản 3, điểm e, g, h, i khoản 4, khoản 6 Điều 15 và Điều 38 Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp không phân định chất thải nguy hại theo mã, danh mục và ngưỡng chất thải nguy hại là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?