Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản phải đáp ứng được những điều kiện gì?
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản phải đáp ứng được những điều kiện gì?
- Hồ sơ và thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản quy định ra sao?
- Có thể gửi danh sách người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản bằng hình thức trực tuyến được không?
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản phải đáp ứng được những điều kiện gì?
Căn cứ vào Điều 17 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản như sau:
Doanh nghiệp dịch vụ phải duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
- Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư 2020;
- Đã ký quỹ theo quy định tại Điều 24 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020;
- Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm;
+ Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.
- Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020;
- Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Có trang thông tin điện tử.
Bên cạnh đó, cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đang thực hiện hợp đồng cung ứng lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản.
- Có cơ sở đào tạo của doanh nghiệp để tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý, bồi dưỡng ngoại ngữ hoặc liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
+ Có trang thiết bị nghe nhìn cơ bản để đào tạo tiếng Nhật; có phòng thực hành được trang bị xe lăn, khung hỗ trợ di chuyển, giường y tế, bàn ghế ăn, tay vịn gắn tường, ghế tắm, bồn tắm, bồn cầu tự động và tủ đựng dụng cụ y tế để bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý theo chương trình của Nhật Bản;
+ Có ít nhất 01 giáo viên để bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý cho người lao động theo chương trình của Nhật Bản;
+ Có ít nhất 01 giáo viên tiếng Nhật trình độ tối thiểu N2 (chuẩn JLPT) hoặc tương đương để bồi dưỡng tiếng Nhật cho người lao động theo chương trình của Nhật Bản.
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản phải đáp ứng được những điều kiện gì?
(Hình từ Internet)
Hồ sơ và thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản quy định ra sao?
Căn cứ vào Điều 18 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản
1. Hồ sơ:
a) Văn bản đề nghị theo Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hình ảnh trang thiết bị, phòng thực hành quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định này;
c) 01 bản sao bằng cấp chuyên môn điều dưỡng của giáo viên bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý và 01 bản sao văn bằng, chứng chỉ tiếng Nhật của giáo viên tiếng Nhật quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 17 Nghị định này.
2. Thủ tục:
a) Doanh nghiệp dịch vụ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử (www.dolab.gov.vn);
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận để doanh nghiệp tham gia đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hồ sơ đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản bao gồm:
- Văn bản đề nghị theo Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 112/2021/NĐ-CP;
- Hình ảnh trang thiết bị, phòng thực hành quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 112/2021/NĐ-CP;
- 01 bản sao bằng cấp chuyên môn điều dưỡng của giáo viên bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý và 01 bản sao văn bằng, chứng chỉ tiếng Nhật của giáo viên tiếng Nhật quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 17 Nghị định 112/2021/NĐ-CP.
Thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp dịch vụ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử (www.dolab.gov.vn);
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận để doanh nghiệp tham gia đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Có thể gửi danh sách người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản bằng hình thức trực tuyến được không?
Căn cứ vào Điều 19 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định về xác nhận danh sách người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản như sau:
Xác nhận danh sách người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản
1. Trước khi đưa người lao động đi làm việc tại Nhật Bản, doanh nghiệp dịch vụ phải nộp danh sách người lao động đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xác nhận.
2. Doanh nghiệp dịch vụ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử (www.dolab.gov.vn) danh sách người lao động (bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số hộ chiếu/căn cước công dân, bên nước ngoài tiếp nhận lao động, người sử dụng lao động, ngành nghề, ngày dự kiến xuất cảnh) theo các hợp đồng cung ứng lao động đã được chấp thuận.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận danh sách. Trường hợp không xác nhận, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, doanh nghiệp dịch vụ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử (www.dolab.gov.vn).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?