Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải niêm yết công khai quyết định giải thể tại những địa điểm nào?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đã kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ công ty thì có phải giải thể không?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải niêm yết công khai quyết định giải thể tại những địa điểm nào?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải bàn giao toàn bộ tài sản cho Hội đồng giải thể trong thời hạn bao lâu?
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đã kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ công ty thì có phải giải thể không?
Các trường hợp giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 23/2022/NĐ-CP như sau:
Điều kiện giải thể doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị xem xét giải thể trong các trường hợp sau:
a) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác;
b) Doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính, được đặt vào tình trạng giám sát tài chính đặc biệt sau khi kết thúc thời hạn áp dụng phương án khắc phục, phương án cơ cấu lại mà không phục hồi được hoạt động sản xuất kinh doanh và không thực hiện được các hình thức chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại khác theo quy định của pháp luật;
c) Không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao trong thời gian 02 năm liên tiếp sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết;
d) Việc tiếp tục duy trì doanh nghiệp là không cần thiết;
đ) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quy định gia hạn.
...
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải giải thể nếu đã kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ công ty mà không có quy định gia hạn.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đã kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ thì có phải giải thể không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải niêm yết công khai quyết định giải thể tại những địa điểm nào?
Việc niêm yết công khai quyết định giải thể được quy định tại khoản 1 Điều 45 Nghị định 23/2022/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp bị giải thể
1. Khi có quyết định giải thể, doanh nghiệp bị giải thể phải niêm yết công khai quyết định giải thể tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp và đăng báo điện tử hoặc báo viết trong 03 số liên tiếp kèm theo thông báo về ngày doanh nghiệp chấm dứt hoạt động và thời gian yêu cầu các chủ nợ đến đối chiếu nợ.
2. Kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị giải thể có trách nhiệm:
a) Không thực hiện tất cả các hoạt động bị cấm theo quy định tại Điều 211 Luật Doanh nghiệp;
b) Chấm dứt các hoạt động kinh doanh, thanh toán các khoản nợ phải trả, cho mượn tài sản, giữ hộ tài sản;
c) Khóa sổ kế toán; kiểm kê tài sản; đối chiếu công nợ phải thu, phải trả; lập báo cáo tài chính đến thời điểm quyết định giải thể có hiệu lực;
d) Lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả (chia ra nợ có bảo đảm, nợ có bảo đảm một phần, nợ không có bảo đảm); danh sách khách nợ và số nợ phải thu (chia ra nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi);
...
Như vậy, theo quy định, khi có quyết định giải thể, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải niêm yết công khai quyết định giải thể tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Đồng thời đăng báo điện tử hoặc báo viết trong 03 số liên tiếp kèm theo thông báo về ngày doanh nghiệp chấm dứt hoạt động và thời gian yêu cầu các chủ nợ đến đối chiếu nợ.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải bàn giao toàn bộ tài sản cho Hội đồng giải thể trong thời hạn bao lâu?
Thời hạn bàn giao tài sản được quy định tại khoản 3 Điều 45 Nghị định 23/2022/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp bị giải thể
...
c) Khóa sổ kế toán; kiểm kê tài sản; đối chiếu công nợ phải thu, phải trả; lập báo cáo tài chính đến thời điểm quyết định giải thể có hiệu lực;
d) Lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả (chia ra nợ có bảo đảm, nợ có bảo đảm một phần, nợ không có bảo đảm); danh sách khách nợ và số nợ phải thu (chia ra nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi);
đ) Gửi văn bản đề nghị cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ khi quyết định giải thể có hiệu lực, doanh nghiệp phải bàn giao cho Hội đồng giải thể:
a) Báo cáo tài chính, sổ sách kế toán và các tài liệu liên quan đến việc giải thể của doanh nghiệp; danh sách các chủ nợ, khách nợ của doanh nghiệp;
b) Toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp (kể cả tài sản chưa thu hồi được), tài sản nhận giữ hộ, đi mượn, đi thuê.
Như vậy, theo quy định, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ khi quyết định giải thể có hiệu lực, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải bàn giao toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng hợp pháp của mình (kể cả tài sản chưa thu hồi được), tài sản nhận giữ hộ, đi mượn, đi thuê cho Hội đồng giải thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền đang chuyển là tài khoản gì? Hướng dẫn phương pháp kế toán tài khoản tiền đang chuyển thế nào?
- Công tác thu thập thông tin giá tài sản, hàng hóa dịch vụ có được thực hiện từ nguồn thông tin về giá trúng đấu giá, đấu thầu không?
- Những điểm mới của Quy chế bầu cử trong Đảng? Điều khoản thi hành của Quy chế bầu cử trong Đảng?
- Bán vật phẩm ảo trong game, mua vật phẩm trong game giữa những người chơi với nhau từ 25/12/2024 bị cấm đúng không?
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?